10/04/2022 11:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phần thưởng là được đến trường

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - 'Không biết bao nhiêu lần trong hai năm qua, tôi là người mở cửa, dắt con vào trường. Tôi tự quét dọn, lau chùi bàn ghế, rồi ngồi nhìn con chạy chơi trong khuôn viên vắng lặng...'.

Phần thưởng là được đến trường - Ảnh 1.

Học sinh lớp 1 ở Hà Nội đến trường ngày 6-4 - Ảnh: NAM TRẦN

Không phải là mùa thu mà đã bắt đầu mùa hạ, tiếng trống trường ở Hà Nội mới gióng lên. Tiếng vọng thân quen từ hồi ức, giờ có chút lạ lẫm, bùi ngùi. Nếu bạn là một người trong cuộc, mắt bạn sẽ cay cay. Rất nhiều cảm xúc ùa đến: vui sướng, lo âu, vừa như cất được gánh nặng lại như có một gánh nặng khó khăn khác được đặt lên vai.

Ở Hà Nội, những trường mầm non, tiểu học đã đóng cửa suốt gần một năm trời. Những xích đu, cầu trượt đọng nước mọc rêu, những cánh cổng đầy gỉ sắt và những bồn cây mọc cỏ hoang. Với nhiều cơ sở mầm non, không có câu từ nào chính xác hơn là một sự hồi sinh đang bắt đầu từ sau quyết định của thành phố cho phép các trường được mở cửa đón học sinh theo phương thức tự nguyện của phụ huynh.

Bởi trong gần hai năm bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19, có nhiều cơ sở mầm non tư thục đã biến mất. Rất nhiều cơ sở khác đang ở bên bờ vực. 

"Dù biết có thể chỉ chờ thêm vài tuần hay một tháng nữa nhưng chúng tôi không còn đủ sức nữa, đành phải buông tay", một chủ trường chia sẻ vào cuối tháng 3-2022 sau khi đã chuyển nhượng mặt bằng, thanh lý tài sản. Có người cho biết "giọt nước đã tràn ly" khi cả hiệu trưởng cũng nộp đơn xin nghỉ việc. Trường mở lại làm gì khi đồ đạc hỏng hóc, từ giáo viên đến hiệu trưởng đã ra đi cả rồi...

Nhưng trong gian khó còn nhiều cơ sở mầm non khác trụ lại. Với họ, chủ nhật này là một ngày không nghỉ. Những cánh cổng được mở ra. Những tấm rèm được cuốn lên. Trong những khuôn viên nhiều tấm thảm, đồ dùng được phơi dưới nắng. Giống như trường tiểu học ở Hà Nội trước đây vài hôm, các trường mầm non dồn lực sửa sang trường lớp để đón trẻ từ 13-4.

Họ đã đi qua một chặng đường gian khó và phía trước vẫn còn nhiều khó khăn chồng chất của thời "hậu COVID-19". Nhưng dù sao thì đã có ngày trở lại, một ngày xôn xao tiếng nói, cười.

Cô Hoàng Thúy Hằng, quản lý hệ thống mầm non Happy Time (Hà Nội), đã kể: "Không biết bao nhiêu lần trong hai năm qua, tôi là người mở cửa, dắt con vào trường. Tôi tự quét dọn, lau chùi bàn ghế, rồi ngồi nhìn con chạy chơi trong khuôn viên vắng lặng. Tôi chắc là một trong những người đầu tư mở trường mầm non kiên định, nhưng đã có lúc tôi nghĩ đến việc dừng lại vì tuyệt vọng. Nhưng cuối cùng thì cơn bĩ cực cũng đang đi qua".

Chỉ số vượt khó tăng lên qua đại dịch, động lực được hình thành từ sự nhẫn nại chờ đợi và có những điều trước đây bình thường, giờ là giá trị được trân quý hơn. Ví như trân quý với những giáo viên đã trở lại với nghề, trân quý những phụ huynh vẫn tin tưởng trường, trân quý một ngày bình thường khi cánh cổng trường được mở ra để đón trẻ...

Ở cổng một trường mầm non tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hôm qua có một vài phụ huynh đã dắt trẻ đến "thăm lại trường xưa". Chị Hạnh, người mẹ có con 5 tuổi, cho biết: "Đầu năm 2020, khi đó con 3 tuổi được xếp vào lớp mầm. Sau hai năm đại dịch, con tôi đã 5 tuổi. Rất nhiều đứa trẻ như con tôi đã kịp thay vài cỡ áo quần trong thời gian chờ đợi". Điều được nắm giữ sau những chờ đợi, đôi khi như một phần thưởng.

Có lẽ với những người phải nỗ lực vượt qua đại dịch, bao gồm cả những đứa trẻ thì phần thưởng nhiều ý nghĩa nhất là một ngày bình thường, một ngày trẻ được đến trường.

Học sinh Hà Nội trở lại trường: Một ngày nhiều cảm xúc

TTO - Ngày 6-4, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại Hà Nội đến trường sau gần một năm gián đoạn vì dịch COVID-19. Với những đứa trẻ lớp 1, lớp 6 thì đây là ngày đầu tiên bước chân vào ngôi trường mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar