01/08/2021 10:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Rôm rả chuyện đi chợ

THÁI THỊNH
THÁI THỊNH

TTO - TP.HCM đã qua hơn hai tháng giãn cách xã hội nhưng việc đi chợ vẫn được hàng triệu người nhắc đến.

Rôm rả chuyện đi chợ - Ảnh 1.

Người dân vào chợ Bình Thới (quận 11, TP.HCM) bằng thẻ đi chợ ngày 26-6 - Ảnh: Q.ĐỊNH

Giải pháp đang triển khai: chính quyền phát phiếu đi chợ, siêu thị. Có ổn không? Lạc quan nhất cũng chỉ nói: tạm qua ngày. Vất vả không? Chính quyền, siêu thị, người dân đều vất vả. Có phàn nàn không? Nhiều. Có lắng nghe và điều chỉnh không? Có. Có nhịp nhàng hơn không? Tùy nơi...

Bức tranh mua sắm cho thấy có vênh giữa đáp ứng bữa ăn cho người dân với giãn cách xã hội và hai yêu cầu này chẳng bao giờ gặp nhau. Người dân cần thực phẩm để sống qua ngày. Người có trách nhiệm chống dịch phải kêu lên giãn cách mà dân vẫn ra đường; còn giao tiếp, còn ra đường là còn lây nhiễm bởi con biến thể Delta lây kinh lắm. 

Các biện pháp mạnh hơn được áp dụng: chỉ thị 15, 16, 16+, rồi 12 và nay là không ra đường sau 18h đến 6h sáng hôm sau…

Có người nói muốn dân ở nhà chống dịch thì phải lo bữa ăn cho dân. Quá đúng, nhưng thực hiện cũng quá khó. 

Trước đây, lương thực, thực phẩm do nhiều kênh phân phối: các chị tiểu thương tại chợ có tên và không tên, những chuỗi siêu thị, tiệm tạp hóa khắp hang cùng ngõ hẻm không đếm được. Nay cả hệ thống này chỉ còn vỏn vẹn trong danh sách những chợ, siêu thị được phép hoạt động. 

Ngược lại, số người đi chợ lại tăng lên. Trước đây, hàng triệu người được tiệm cơm, quán phở phục vụ; nay hàng quán nghỉ bán, thêm người phải đi chợ, siêu thị. 

Trước đây, mọi người mua thực phẩm vừa đủ, nay "mỗi lần đi chợ là một lần khó", ai cũng muốn gom. 

Trước ra đường gặp người giao hàng, nay phần lớn ở nhà chống dịch. 

Trước hàng hóa ra vào thành phố 24/24 giờ, nay chỉ còn 12 giờ với bao thủ tục, chi phí tốn kém. 

Trước từng siêu thị tự lo nguồn hàng, nay chính quyền phát phiếu đi chợ, hai bên không phối hợp khó tránh có người đi chợ nhưng chẳng có hàng...

So sánh trước và nay cho thấy hệ thống sản xuất - chế biến - phân phối hoàn chỉnh đã đứt, gãy, sinh ra bao nhiêu chuyện. Tất cả phải sắp xếp lại hệ thống phân phối, điều chỉnh thói quen mua sắm. 

Hàng loạt mô hình đi chợ thời dịch với sự hỗ trợ của các tình nguyện viên ra đời. Nhiều doanh nghiệp tay ngang chuyển sang cung cấp thực phẩm. Thậm chí có người đề xuất mô hình "dân quân địa phương đi chợ giúp dân". 

Siêu thị đóng hàng "combo, đồng giá", người dân đặt mua qua group chat khu phố, hôm sau túi hàng được anh dân quân giao trước cửa nhà. 

Vài người đi chợ cho cả phố, chẳng ai ra đường. Rau không tươi cũng vui vẻ. Có đắt một chút, hãy nghĩ rằng người ở ngoài kia phải đối mặt với con Delta. Cả phố cùng ăn một món như nhau: cũng chẳng sao, thời bao cấp cũng thế mà...

Có lẽ, dù bàn thế nào, tổ chức tốt đến đâu cũng không thể mua sắm như khi chưa có dịch. Sự linh hoạt của cơ chế thị trường "cung luôn đáp ứng cầu" cũng bó tay trước tình cảnh đặc biệt: ở nhà để chống dịch. 

Chỉ còn một cách mà mọi người có thể tham gia là sống đơn giản hơn nữa. Bởi số ngày giãn cách không dài thêm nếu mọi người bớt giao tiếp, không ra đường, thực hiện đúng "gia đình cách ly với gia đình". 

Thà đau một lần, nhiều người nói thế khi phải giãn cách nghiêm ngặt. Đơn giản hơn, chịu khó thêm nữa trong cuộc sống cũng là thà đau một lần để những ngày hết giãn cách có cơ hội sớm xuất hiện.

'Hiến kế' đi chợ mùa dịch

TTO - Có thể tổ chức nhóm mua chung, bán hàng theo combo đồng giá, bán hàng cho khách đăng ký trước, lập chợ dã chiến... là những giải pháp được nhiều người dân, doanh nghiệp gợi ý nhằm tránh tình trạng quá tải hiện nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar