29/07/2021 12:56 GMT+7

Dùng phiếu, người Hà Nội thay đổi thói quen để đi chợ theo giờ

MAI THƯƠNG - HÀ THANH
MAI THƯƠNG - HÀ THANH

TTO - Sau khi triển khai mô hình phát phiếu ở một số chợ quận Tây Hồ (Hà Nội), người dân cho biết họ phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt để đi chợ đúng khung giờ ghi trên phiếu. Bên cạnh đó còn có vài điểm bất cập theo người dân cần khắc phục.

Dùng phiếu, người Hà Nội thay đổi thói quen để đi chợ theo giờ - Ảnh 1.

Một số người dân cho biết họ phải thay đổi giờ giấc sinh hoạt để đi chợ sớm theo phiếu - Ảnh: MAI THƯƠNG

Lọ mọ đến cổng chợ Phú Gia (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) lúc 5h45, chị Thanh Hoa (26 tuổi) ngáp ngắn ngáp dài đi qua hàng hoa quả. Hôm nay là phiên chợ thứ hai chợ Phú Gia áp dụng phiếu đi chợ với người dân, nhưng là ngày đầu tiên chị Hoa dùng phiếu đi chợ mua đồ. 

Nói về việc áp dụng phiếu đi chợ, chị Hoa cho biết: "Mọi ngày mình toàn dậy muộn, nay phải điều chỉnh lại để dậy sớm đi chợ vì trên phiếu quy định khung giờ họp chợ từ 5h30 đến 6h30 buổi sáng. Việc dậy sớm đi chợ đối với các bà, các mẹ là thói quen hằng ngày nhưng với những người trẻ lại hay thức khuya như mình thì chắc phải vài hôm mới quen được".

"Chồng mình còn đặt 5 cái báo thức để nhắc mình dậy đi chợ" - chị Hoa nửa đùa nửa thật. 

Dùng phiếu, người Hà Nội thay đổi thói quen để đi chợ theo giờ - Ảnh 2.

Chợ Phú Gia (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội) trong ngày thứ 2 áp dụng phiếu đi chợ - Ảnh: MAI THƯƠNG

Một số người dân cũng kiến nghị nên có thêm các khung giờ trong ngày để người dân họp chợ, vừa đảm bảo giãn cách vừa để số lượng người đến chợ không quá đông mà số lượng hàng hóa cũng được lưu thông nhiều hơn. 

Bên cạnh đó, theo quy định khi phát phiếu, người ở phường nào phải đi chợ ở phường đấy nên sáng nay vài người dân bị nhầm lẫn khi theo thói quen đến chợ cũ họ thường đi, nhưng lại thuộc phường khác, không thể áp dụng phiếu đi chợ ở đấy. 

Dùng phiếu, người Hà Nội thay đổi thói quen để đi chợ theo giờ - Ảnh 3.

Vì phân chia đi chợ theo ngày chẵn lẻ nên người dân thường mua nhu yếu phẩm cho 2 - 3 ngày - Ảnh: MAI THƯƠNG

"Tôi ở phường Giang Biên (Long Biên, Hà Nội) nhưng thường đi chợ ở phường Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) vì gần nhà hơn. 

Tuy nhiên, sáng nay lần đầu sử dụng phiếu đi chợ, tôi không tìm hiểu kỹ nên vẫn đến chợ cũ và được báo là phiếu thuộc phường nào thì áp dụng ở phường nấy. 

Do là lần đầu tiên đi chợ phường Giang Biên nên tôi phải mất 30 phút để tìm ra chợ ghi trên phiếu" - chị Nguyễn Thị Thu (Q.Long Biên) cho biết. 

Việc áp dụng phiếu đi chợ những ngày đầu có thể còn nhiều bất cập và người dân cũng chưa làm quen được với cách thức mới này, nhưng nhìn chung ai nấy đều ủng hộ với mục đích chung là giúp giãn cách xã hội, đẩy lùi dịch COVID-19 trong cộng đồng. 

Bà Nguyễn Thị Hiền (52 tuổi, ở tổ dân phố số 2) chia sẻ, trong gia đình chỉ có một mình bà sử dụng phiếu này  để đi chợ, còn lại tất cả các thành viên trong nhà đều tuân thủ không ra khỏi nhà. 

Ngày chưa có dịch, bà đi chợ đều đặn mỗi ngày, thậm chí 2 lần/ngày khi muốn đổi món tươi ngon. Nhưng kể từ thời điểm giãn cách xã hội, bà Hiền hạn chế đi chợ, chỉ đi chợ 2 lần/tuần, mua đủ nhu yếu phẩm cần thiết. 

“Tốt cho sức khỏe của chính bản thân gia đình mình, tốt cho cộng đồng, chung tay đẩy lùi COVID-19”, bà Hiền chia sẻ.

Dùng phiếu, người Hà Nội thay đổi thói quen để đi chợ theo giờ - Ảnh 4.

Khi vào chợ, người dân cần tuân thủ đeo khẩu trang nghiêm ngặt, xuất trình phiếu đi chợ, rồi mới được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay để đảm bảo an toàn - Ảnh: MAI THƯƠNG

Dùng phiếu, người Hà Nội thay đổi thói quen để đi chợ theo giờ - Ảnh 5.

Chị Đỗ Thị Hương (tiểu thương tại Q.Tây Hồ) cho biết: "Hai hôm nay, số lượng người đến chợ không đông như ngày thường nhưng lượng hàng hóa tiêu thụ lại nhiều hơn do mỗi người đều có tâm lý mua nhiều hơn bình thường để ăn trong 2, 3 ngày tới cho đến buổi đi chợ tiếp theo" - Ảnh: MAI THƯƠNG

Dùng phiếu, người Hà Nội thay đổi thói quen để đi chợ theo giờ - Ảnh 6.

Theo quy định khi phát phiếu, người ở phường nào phải đi chợ ở phường đấy nên sáng nay vài người dân bị nhầm lẫn khi theo thói quen đến chợ cũ họ thường đi nhưng lại thuộc phường khác, không thể áp dụng phiếu đi chợ ở đấy - Ảnh: MAI THƯƠNG

Người bán trứng mắc COVID-19, Hà Nội phong tỏa chợ đầu mối phía Nam

TTO - Sau khi phát hiện người phụ nữ bán trứng dương tính với COVID-19, từ tối 27-7, quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã phong tỏa, ngừng hoạt động chợ đầu mối phía Nam (chợ đầu mối Đền Lừ).

MAI THƯƠNG - HÀ THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar