24/03/2025 12:26 GMT+7

Rơi nước mắt xem chuyện ba người lính cứu hỏa hy sinh

Khi vở kịch 'Ngược chiều bình an' kể chuyện có thật về ba người lính cứu hỏa hy sinh tại Nhà hát Kịch Việt Nam tối 22-3 kết thúc, trên sâu khấu, diễn viên mắt đỏ hoe, đạo diễn cũng nghẹn ngào.

Ngược chiều bình an: rơi nước mắt xem chuyện ba người lính cứu hỏa hy sinh - Ảnh 1.

Ba người lính cứu hỏa hy sinh trong vở Ngược chiều bình an - Ảnh: T.ĐIỂU

Dưới sân khấu, nhiều khán giả vỗ tay trong tiếng nấc nghẹn chưa ngưng.

Từ kịch bản dựa trên những câu chuyện có thật về lính cứu hỏa của tác giả Thiên Ân, Kiều Minh Hiếu dựng một vở kịch nhiều cảm xúc.

Khán giả sống lại cảm giác tiếc thương, cảm phục như thác lũ của cả xã hội dành cho ba người lính cứu hỏa hy sinh khi cứu người trong vụ cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy, Hà Nội hồi năm 2022.

Và cả những câu chuyện cảm động khác về lính cứu hỏa từng lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội như bức ảnh anh lính cứu hỏa trẻ bên chú chó nhỏ anh vừa cứu từ đám cháy.

Trích đoạn kết cảm động của vở Ngược chiều bình an - Video: T.ĐIỂU

Nghĩ về những người lính cứu hỏa hẳn nhiều người tự hỏi: Điều gì khiến một người sẵn sàng lao vào biển lửa, bất chấp hiểm nguy? Họ có những giây phút nào yếu lòng không? Ai là người đứng phía sau họ, chờ đợi, lo lắng và hy vọng trong từng khoảnh khắc sinh tử?

Vở kịch Ngược chiều bình an mang đến câu trả lời cảm động và chân thật cho những câu hỏi này.

Vở kịch bắt đầu bằng một vụ hỏa hoạn dữ dội khiến trung tá Vũ Trọng Thanh (Thế Nguyên đóng) - đội trưởng đội cứu hỏa - hy sinh khi dũng cảm lao vào đám cháy để cứu người.

Hóa ra đó chính là giấc mơ của Thùy (Diễm Hương đóng) - vợ Thanh. Không ngờ cũng chính là hiện thực diễn ra ở cuối vở.

20 năm ở bên người chồng là lính cứu hỏa, Thùy luôn sống giữa tình yêu tha thiết, lòng tự hào lớn lao dành cho người chồng và nỗi sợ hãi tột cùng một ngày mình sẽ mất chồng, các con sẽ mất cha vì nghề nguy hiểm.

Từ giấc mơ ấy xung đột mở ra, có những góc khuất nhiều thử thách, những hy sinh của những người lính cứu hỏa và người thân của họ.

Nhưng trên hết, họ đều chọn (và gia đình họ ủng hộ) một cuộc đời đi "ngược chiều bình an" để bảo vệ sự bình yên, tính mạng và tài sản của nhân dân.

Hướng đi ngược chiều ấy không chỉ là lao vào những đám cháy hiểm nguy mà còn ở những lựa chọn "rượu mời không uống uống rượu phạt" để giữ đạo đức công vụ...

Ngược chiều bình an: rơi nước mắt xem chuyện ba người lính cứu hỏa hy sinh - Ảnh 2.

Câu chuyện anh lính cứu hỏa cứu chú chó nhỏ làm xúc động cộng đồng mạng cũng được đưa vào vở kịch - Ảnh: T.ĐIỂU

Thành công của vở diễn là kịch về sự hy sinh của những người lính cứu hỏa nhưng không bi lụy. Tác giả và đạo diễn đã khéo léo đắp dựng nhiều tình huống hài hước để cân bằng cảm xúc cho người xem.

Khán giả rơi nước mắt với cuộc sống còn nhiều nhọc nhằn mưu sinh, tấm lòng hiếu nghĩa, thủy chung, dũng cảm của người lính cứu hỏa và người thân của họ. Rồi lại cười sảng khoái với những tình huống hài hước duyên dáng, với sự đáng yêu của những anh lính cứu hỏa trẻ nhiều vô tư.

Dàn diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam đã làm tốt các vai diễn từ chính đến phụ.

Trong dàn vai phụ, Tô Dũng vào vai Cao Tiên Sinh với diễn xuất sinh động, giúp vở kịch không bị rơi vào một màu lý tưởng, giáo điều.

Ngược chiều bình an sẽ diễn tiếp vào các tối 5, 11, 12 và 18-4 tại Nhà hát Kịch Việt Nam (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội).

Rơi nước mắt xem chuyện ba người lính cứu hỏa hy sinh - Ảnh 3.

Chọn nghề cứu hỏa nguy hiểm, trung úy Thanh khiến vợ bao đêm mất ngủ, ác mộng

Rơi nước mắt xem chuyện ba người lính cứu hỏa hy sinh - Ảnh 4.

Chàng lính cứu hỏa nghĩa vụ rất hiếu thảo với mẹ và đã hy sinh khi làm nhiệm vụ

Rơi nước mắt xem chuyện ba người lính cứu hỏa hy sinh - Ảnh 5.

Đối mặt với cám dỗ vật chất, những người lính cứu hỏa đã chọn liêm khiết để bảo vệ tính mạng của nhân dân

Rơi nước mắt xem chuyện ba người lính cứu hỏa hy sinh - Ảnh 6.

Tuyến nhân vật phụ trong vở kịch được xây dựng sinh động, mang đến nhiều tình huống hài hước duyên dáng, làm cân bằng cho vở kịch

Vở kịch Đồng chí đến Liên hoan sân khấu Busan

Nhận lời mời của Hiệp hội Sân khấu Busan (Hàn Quốc), ngày 1-4 Hội Sân khấu TP.HCM sẽ đem vở diễn Đồng chí đến với những ngày hội sân khấu này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, có máy bay, vệ tinh, xe cơ giới đặc chủng

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh sẽ giới thiệu những thành tựu nổi bật của đất nước, từ những thành tựu của ngành hàng không và vũ trụ, công nghiệp an ninh quốc phòng, đến nông nghiệp, công ngệp văn hóa.

Triển lãm kỷ niệm 80 năm Quốc khánh, có máy bay, vệ tinh, xe cơ giới đặc chủng

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch

Tiếp nối vở kịch về đề tài y khoa Một cuộc chiến khác, sân khấu kịch Hồng Vân lại tiếp tục đưa lên sàn diễn một vở kịch mới về chuyện buôn bán nội tạng.

Sân khấu Hồng Vân đem chuyện buôn bán nội tạng lên sàn kịch

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Câu chuyện về voọc, sao la, khỉ vòi, vượn cáo khổng lồ, gà lôi lam mào trắng, thỏ vằn Annam và rất nhiều động vật hoang dã quý hiếm, một số loài đã tuyệt chủng... đang được kể đầy sống động qua triển lãm tranh đặc biệt của họa sĩ Đào Văn Hoàng.

Choáng ngợp với bộ tranh động vật hoang dã, có loài đã tuyệt chủng, của họa sĩ Việt Nam

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Tom Parker Bowles, chuyên gia ẩm thực nổi tiếng, cũng là con của Hoàng hậu Camilla - vợ Vua Charles III - nói: ‘Ẩm thực đường phố là bình dân nhưng bình dân không có nghĩa là tệ’.

Phở trong hình dung của một nhà phê bình ẩm thực cực kỳ nổi tiếng?

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?

Hơn 400 hiện vật gồm bảo vật quốc gia chõ gốm và các bộ sưu tập độc bản, Bảo tàng Gốm thời dựng nước mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người xem.

Diễn viên nào đang sở hữu một bảo vật quốc gia cùng kho tàng gốm từ thời dựng nước?

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội

Từ những năm 1990, nhiều loại chè trong Nam được du nhập ra Bắc nhưng quán Chè Mười Sáu vẫn bán những món chè truyền thống của người Hà Nội.

Quán chè Mười Sáu vắt qua hai thế kỷ: Nhà mình vẫn bán chè Hà Nội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar