21/01/2021 14:45 GMT+7

Rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng khả năng chống chọi bệnh ung thư, tiểu đường

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Các nhà khoa học tại Viện bách khoa Rensselaer (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu cho thấy các trục trặc trong nhịp sinh học cực kỳ liên quan đến bệnh tiểu đường, ung thư, Alzheimer… theo SciTechDaily.

Rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng khả năng chống chọi bệnh ung thư, tiểu đường - Ảnh 1.

Một người đang được lấy mẫu kiểm tra đường huyết - Ảnh: AFP

Nhịp sinh học hằng ngày là quá trình giữ cơ thể đồng bộ với các chu kỳ ngày/đêm. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Genome Research ngày 20-1 cho thấy các rối loạn trong nhịp sinh học sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống chọi rất nhiều loại bệnh tật khác nhau.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động của các đại thực bào - tế bào trong cơ thể nắm giữ chức năng dò tìm và phá hủy các "kẻ xâm nhập" như vi khuẩn - có thể tự điều chỉnh nhịp độ phản hồi với mầm bệnh và căng thẳng thông qua nhịp sinh học kiểm soát quá trình trao đổi chất.

Hệ thống nhịp sinh học bao gồm các "protein đồng hồ" có khả năng lường trước được chu kỳ ngày/đêm bằng cách tạo ra dao động trong mức enzyme và hormone nhằm ảnh hưởng đến các thông số sinh lý như là nhiệt độ cơ thể và phản hồi miễn dịch. Đồng hồ này hoạt động dựa trên chu kỳ sản xuất và phân hủy protein trong vòng mỗi 24 giờ.

Rối loạn nhịp sinh học ảnh hưởng khả năng chống chọi bệnh ung thư, tiểu đường - Ảnh 2.

Đại thực bào - tế bào "sát khuẩn" của hệ miễn dịch - được điều khiển bởi nhịp sinh học hằng ngày - Ảnh: VIỆN BÁCH KHOA RENSSELAER

Nhóm nghiên cứu tại Viện bách khoa Rensselaer đã hợp tác với phòng nghiên cứu tại Đại học Giải phẫu Hoàng gia Ireland (RCSI), thấy được rằng đồng hồ sinh học điều tiết quá trình trao đổi chất để "cài đặt" thời gian lên các chức năng miễn dịch của đại thực bào.

Nhịp độ của hệ miễn dịch có quan hệ mật thiết với sức khỏe, việc điều trị bệnh tật và độ hiệu quả của vắc xin.

"Cơ thể của chúng ta được định đoạt thời gian bởi các đồng hồ sinh học nhiều hơn chúng ta từng nghĩ", giảng viên Annie Curtis tại RCSI khẳng định.

Tin vui: Bệnh nhân COVID-19 sắp có thuốc điều trị và có thể miễn dịch tới 8 tháng

TTO - Tập đoàn Celltrion chuẩn bị thử nghiệm giai đoạn cuối đối với thuốc điều trị CT-P59. Trong khi đó, nghiên cứu mới khẳng định bệnh nhân nhiễm COVID-19 sẽ được miễn dịch đến 8 tháng.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar