02/11/2021 08:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quy hoạch khu Trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt: Dồn nén đô thị vào vùng... địa chất yếu

TTO - Khu vực xung quanh đồi Dinh và trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt là khu vực có địa chất yếu. Nhiều năm liền, khu vực này xuất hiện nứt đất. Hiện tượng này vẫn chưa có hướng xử lý dứt điểm.

Quy hoạch khu Trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt: Dồn nén đô thị vào vùng... địa chất yếu - Ảnh 1.

Đang có xu hướng dồn nén vào khu trung tâm Đà Lạt (ảnh nhìn từ hướng đồi Dinh) - Ảnh: M.VINH

Điều này không được nhắc đến trong quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt và các phương án quy hoạch không gian đồi Dinh, một không gian xanh ấn tượng ở ngay trung tâm Đà Lạt.

Đất nứt, lún nhà ngay trung tâm Đà Lạt

Dù 4 năm đã trôi qua nhưng đến nay người dân Đà Lạt vẫn chưa quên sự cố nứt đất ở các tuyến đường ngay chân đồi Dinh (tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Tăng Bạt Hổ, Trương Công Định, Phan Bội Châu). Đáng nói, hiện tượng này đang tiếp diễn mà chưa có phương án xử lý dứt điểm.

Gần đây nhất, ngày 30-9, cách chân đồi Dinh khoảng 1km, ngay đầu đường Nguyễn Văn Cừ (thuộc khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt), một "hố tử thần" rộng 10m2 bất ngờ xuất hiện nuốt xe bán xôi và một người đứng gần đấy.

Rất may kịp cứu được người cuốn vào trong hố. Đến nay nguyên nhân xuất hiện "hố tử thần" vẫn chưa được công bố. Cũng trong tháng 8 năm nay, 4 hộ dân trên đường Trương Công Định phải di dời trong đêm vì nứt đất.

Trước đó, ngày 26-4-2017, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến việc 13 căn nhà bị nứt tường và nền nhà kèm theo sụt lún. TP Đà Lạt phải di dời khẩn cấp các hộ dân sống ở 2 tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi và Trương Công Định.

Quy hoạch khu Trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt: Dồn nén đô thị vào vùng... địa chất yếu - Ảnh 2.

Vụ nứt đất xảy ra vào tháng 4-2017 tại tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi - Trương Công Định (chân Đồi Dinh) khiến người dân khu vực trung tâm Đà Lạt hoang mang - Ảnh: M.VINH

Sau nhiều lần họp với các chuyên gia Nhật Bản, một thiết bị quan trắc được lắp đặt ở đường Nguyễn Văn Trỗi để ghi nhận xu hướng trượt, nứt đất trong khu vực. Nước ngầm là nguyên nhân chính khiến liên kết đất trở nên yếu, từ đó tạo nên trượt lún.

Ngoài ra, cơ quan chức năng tra lại lịch sử Đà Lạt thì ở khu vực này cách đây khoảng 60 năm tồn tại một bãi rác lớn. Bãi rác này nằm sâu khoảng 15m trong lòng đất. Bãi rác tạo nên một điểm kết cấu yếu, khiến địa chất khu vực bị mất liên kết.

Yếu tố này kết hợp với nước ngầm gây ra vụ sạt lở nghiêm trọng. Dù phương án xây giếng gom nước được đưa ra nhưng đến nay giếng vẫn chưa hoàn thành, vẫn tiếp tục xảy ra nứt đất.

Mật độ xây dựng dày đặc

Đấy không phải lần đầu tiên khu vực chân đồi Dinh xuất hiện sạt lở, nứt đất phải di dời dân. Tháng 3-2012, nhà ở của 15 hộ dân trong khu vực liền kề với dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Dalat Center đã bị sụt lún và nứt, gần như bị hư hại hoàn toàn.

Nơi xảy ra vụ việc nằm ở đường Phan Bội Châu, ngay chân đồi Dinh. Hiện tượng đứt gãy địa chất xuất hiện khi đang thi công Dalat Center với 4 tầng hầm và 10 tầng nổi.

Cũng tại đường Phan Bội Châu, tháng 3-2021 một đợt lún, nứt đất đã xảy ra khiến nhiều nhà dân trong khu vực bị ảnh hưởng, di dời. TP Đà Lạt phải duy trì lệnh cấm xe tải, xe khách và tạm thời khắc phục bằng cách bơm bêtông vào vị trí nứt, sạt.

Quy hoạch khu Trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt: Dồn nén đô thị vào vùng... địa chất yếu - Ảnh 3.

Công trình nhà dân ở tuyến đường Phan Bội Châu (lưng Đồi Dinh) bịt nứt do sụt đất (tháng 3-2021) - Ảnh: M.VINH

Các vụ nứt đất, "hố tử thần" hầu như không xuất hiện ở các vị trí khác tại Đà Lạt, tuy nhiên ngay trung tâm Hòa Bình và chân đồi Dinh thì các vụ lớn nhỏ liên tục xảy ra trong 10 năm nay và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Đáng nói, khu trung tâm Đà Lạt là nơi có mật độ xây dựng dày đặc, lớn nhất Đà Lạt. Riêng tại khu vực này có 2 công trình cao tầng đồ sộ so với diện tích nhỏ hẹp của toàn khu: Dalat Center (4 tầng hầm, 10 tầng nổi), khách sạn Bavico (6 tầng, 252 phòng).

Theo quy hoạch chi tiết khu vực này do tỉnh Lâm Đồng công bố năm 2019 thì sẽ có thêm 2 công trình cao tầng xuất hiện: khách sạn L’Hotel du Printemps Eternel (10 tầng, nâng dinh Tỉnh trưởng lên khỏi mặt đất 28m) và trung tâm thương mại Hòa Bình (3-5 tầng nổi) được xây dựng sau khi phá bỏ rạp Hòa Bình hiện tại.

Nếu sai, khó sửa đổi trong tương lai

Ngày 15-3-2019, UBND tỉnh Lâm Đồng công bố "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt".

Đây là đồ án tác động mạnh đến khu trung tâm Hòa Bình, trong đó gây xôn xao dư luận nhất là sự mất đi hoặc biến đổi bản chất của 2 công trình: rạp Hòa Bình và dinh Tỉnh trưởng.

Đáng nói, thế chỗ 2 công trình đã gắn với ký ức của người dân Đà Lạt là những công trình cao tầng, được xác định ban đầu là trung tâm thương mại, khách sạn, giải trí.

Theo quy hoạch nêu trên, chỉ trong khoảng 4ha quanh chợ Đà Lạt đã có 4 công trình cao tầng và hàng trăm căn nhà dưới 6 tầng.

Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhận định nếu tiếp tục triển khai quy hoạch không gian trung tâm Đà Lạt theo hướng như hiện nay, người dân sẽ mất di sản phố Việt, mất không gian xanh, mất không gian công cộng (không gian công biến thành không gian tư), mất cơ hội được chỉnh trang khu Hòa Bình - khu đồi Dinh thành một khu phố đi bộ nổi tiếng...

Ông Sơn nhấn mạnh: "Quyết định sai lúc này sẽ gây những tác hại khó sửa đổi trong tương lai của Đà Lạt!".

Cục Di sản văn hóa: Lâm Đồng nên xem xét phương án bảo tồn dinh Tỉnh trưởng phù hợp hơn

TTO - Theo phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành, nếu dinh Tỉnh trưởng có giá trị kiến trúc như các ý kiến phản ánh thì UBND tỉnh Lâm Đồng cũng nên xem xét trong các phương án bảo tồn, khai thác công trình này cho phù hợp hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar