28/06/2012 16:23 GMT+7

Quy định trong HĐLĐ: thế nào là phù hợp?

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)

TTO - * Công ty chúng tôi đang có một số băn khoăn về các quy định trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa công ty và người lao động (NLĐ) như sau:

1. Công ty muốn đưa quy định NLĐ không được phép ứng tuyển vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh với công ty (có thời hạn hoặc vô thời hạn), như vậy có trái Luật lao động của Việt Nam không?

2. Nếu có, với hệ thống luật pháp lao động hiện hành, chúng tôi cần làm gì để bảo vệ lợi ích của công ty mình. Bởi có rất nhiều trường hợp NLĐ làm việc ở công ty một thời gian (thử việc, học việc…), khi đã có kinh nghiệm thì xin nghỉ để đi làm cho các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.

3. Khi chúng tôi tham khảo Luật lao động và các văn bản hiện hành liên quan thì chỉ thấy người sử dụng lao động (NSDLĐ) không được đền bù gì, mà còn phải trả trợ cấp thôi việc (khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ đúng quy định).

Mong chương trình tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

(Trần Huy Bách)

- Công ty của bạn không được quyền đưa nội dung "quy định NLĐ không được phép ứng tuyển vào các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh với công ty" vào trong nội quy lao động của công ty hoặc trong HĐLĐ, bởi theo điều 5 và điều 16 Bộ luật lao động (BLLĐ):

Điều 5 BLLĐ:

1. Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, học nghề và nâng cao trình độ, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.

2. Cấm ngược đãi NLĐ, cấm cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào.

3. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.

Điều 16 BLLĐ:

1. NLĐ có quyền làm việc cho bất kỳ NSDLĐ nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng ký tại các tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.

2. NSDLĐ có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm để tuyển chọn lao động, có quyền tăng hoặc giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra điều 32 BLLĐ cũng quy định: NSDLĐ thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, trong thời gian thử việc NLĐ đương nhiên được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ thử việc mà không cần phải báo trước cho NSDLĐ và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

Tuy nhiên theo quy định tại mục 4, phần III thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 06-5-2003 của Chính phủ về HĐLĐ, giữa công ty bạn với NLĐ được quyền thỏa thuận bằng văn bản nội dung như sau:

1. Trường hợp NLĐ được đào tạo ở trong nước hoặc ở nước ngoài từ kinh phí của công ty hoặc kể cả kinh phí do nước ngoài tài trợ cho công ty thì sau khi học xong phải làm việc cho công ty một thời gian nhất định (thời gian làm việc phải do hai bên thỏa thuận).

2. Trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ, trừ trường hợp NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại điều 37 của BLLĐ khi chưa học xong, hoặc học xong không làm việc cho công ty đủ thời gian như đã thỏa thuận thì phải bồi thường mức chi phí đào tạo bao gồm các khoản cho phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy móc thiết bị, vật liệu thực hành và các chi phí khác hỗ trợ cho người lao động (các chi phí nêu trên do công ty tính có sự thỏa thuận của người lao động).

Lưu ý: Thỏa thuận nội dung trên đây bắt buộc phải được lập thành văn bản có chữ ký của người đại diện của công ty bạn và NLĐ.

Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP(Văn phòng luật sư Gia Thành)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Gia đình tôi có người bị hại trong vụ án hình sự, nay người phạm tội đã đi tù, vậy làm sao nhà tôi nhận được tiền bồi thường?

Làm thế nào để nhận được tiền bồi thường khi người vi phạm đã đi tù?

Sinh năm 1998 còn được gọi nhập ngũ không?

Tôi sinh ngày 15-6-1998. Theo quy định hiện hành thì tôi có còn được gọi nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2025 không?

Sinh năm 1998 còn được gọi nhập ngũ không?

Thuê người làm bảo vệ thay và bị mất xe trong bãi, ai sẽ bồi thường?

Tôi làm bảo vệ thời vụ (làm ngày nào trả tiền ngày đó). Một hôm, sáng mệt quá nên tôi có đăng Facebook tìm người ra làm hộ 1 buổi.

Thuê người làm bảo vệ thay và bị mất xe trong bãi, ai sẽ bồi thường?

Đất cấp để hỗ trợ thờ cúng liệt sĩ, có được chia thừa kế?

Gia đình tôi nhận thờ cúng liệt sĩ là bác ruột tôi (bác không có vợ con), có nhận 4.300m² ruộng do nhà nước cấp hỗ trợ thờ cúng liệt sĩ.

Đất cấp để hỗ trợ thờ cúng liệt sĩ, có được chia thừa kế?

Tôi 61 tuổi đến cuối năm nay nghỉ hưu, xin nghỉ trước 3 tháng được không?

Tôi năm nay 61 tuổi, đầu tháng 12-2025 tôi sẽ về hưu theo đúng chế độ. Tôi có quá trình làm việc và đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ năm 1990 tới nay, bảo hiểm thất nghiệp đóng từ năm 2009 tới nay.

Tôi 61 tuổi đến cuối năm nay nghỉ hưu, xin nghỉ trước 3 tháng được không?

Mượn tiền ngân hàng cho bạn vay nhưng không làm hợp đồng, có thể khởi kiện không?

Tôi vay ngân hàng 70 triệu đồng trong 3 năm để giúp người bạn chữa trị cho mẹ nhưng giờ bạn không muốn trả khoản nợ này nữa.

Mượn tiền ngân hàng cho bạn vay nhưng không làm hợp đồng, có thể khởi kiện không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar