05/03/2025 07:47 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quốc hội Ukraine: Người dân muốn hòa bình

Khác với những phát biểu muốn tiếp tục chiến tranh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Quốc hội Ukraine tối muộn ngày 3-3 ra tuyên bố mong muốn hòa bình.

Quốc hội Ukraine: Người dân muốn hòa bình - Ảnh 1.

Binh sĩ thuộc Lữ đoàn tấn công số 14 Chervona Kalyna của Vệ binh quốc gia Ukraine tại một vị trí tiền tuyến gần thị trấn Pokrovsk, vùng Donetsk, Ukraine ngày 3-3 - Ảnh: Reuters

Ngày 4-3, cổng thông tin Ukraine Strana.News đưa tuyên bố của lãnh đạo Quốc hội Ukraine hoan nghênh các cuộc đàm phán hòa bình do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, được công bố trên trang web của Quốc hội vào 22h ngày 3-3.

Tuyên bố viết: "Người dân Ukraine mong muốn hòa bình hơn bất kỳ ai trên thế giới và tin rằng vai trò và những nỗ lực kiến tạo hòa bình của Tổng thống Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nhanh chóng chấm dứt tình trạng thù địch".

Tuyên bố nhấn mạnh nhu cầu "phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò khoáng sản quan trọng".

Ông Zelensky có đổi giọng?

Tuyên bố này được đưa ra sau vụ đấu khẩu tại Nhà Trắng hôm 28-2, khiến việc ký thỏa thuận về việc Mỹ tham gia kiểm soát cơ sở hạ tầng khoáng sản Ukraine bị gián đoạn, cũng như sau nhiều lời cáo buộc từ Washington về việc ông Zelensky không muốn chấm dứt chiến tranh với Nga.

Sau khi bị ông Trump chỉ trích, ông Zelensky đã kêu gọi chấm dứt nhanh chóng chiến tranh ở Ukraine trong thông điệp trên tài khoản X ngày 3-3: "Chúng ta đang hợp tác với Mỹ và các đối tác châu Âu và hy vọng Mỹ sẽ hỗ trợ chúng ta trên con đường hướng tới hòa bình. Hòa bình là điều cần thiết càng sớm càng tốt".

Strana.News nhắc lại mới ngày trước đó ông Zelensky còn tuyên bố "một thỏa thuận hòa bình với Nga là rất, rất xa vời" khiến ông Trump giận dữ viết trên Social Truth: "Đây là tuyên bố tệ nhất mà Zelensky có thể đưa ra, và nước Mỹ sẽ không dung thứ cho điều đó lâu nữa. Gã này không muốn có hòa bình".

Tối 3-3, trong khi từ Kiev, Quốc hội Ukraine ra tuyên bố mong muốn hòa bình, ông Trump cũng phát biểu: "Tôi tin rằng Nga muốn đạt được thỏa thuận. Tôi cũng tin người dân Ukraine muốn đạt được thỏa thuận. Họ phải chịu đau khổ nhiều hơn bất kỳ ai khác" và "nếu có ai đó không muốn ký thỏa thuận, tôi không nghĩ người đó sẽ tồn tại lâu".

Trước đó, hội nghị thượng đỉnh châu Âu diễn ra ở London (Anh) ngày 2-3 khẳng định sẽ không thể hỗ trợ Ukraine nếu không có sự tham gia của Mỹ, thuyết phục tổng thống Ukraine làm hòa với ông Trump.

Ukraine cầm cự được bao lâu?

Ngày 4-3, đài Fox News dẫn lời một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói Mỹ "tạm thời đình chỉ mọi viện trợ quân sự cho Ukraine cho đến khi Tổng thống Mỹ Donald Trump xác định rằng Kiev cam kết tham gia đàm phán hòa bình".

Báo New York Times và báo Wall Street Journal (WSJ) đưa tin: sau cuộc tranh cãi ngày 28-2, ông Trump đã gặp các quan chức Mỹ để xem xét biện pháp chống lại Kiev, bao gồm cả việc đình chỉ hoặc chấm dứt viện trợ quân sự, trong đó có nguồn cung cấp đạn dược và thiết bị đã được chính quyền tiền nhiệm của ông Joe Biden chấp thuận.

Báo Financial Times dẫn lời cựu chánh văn phòng Lầu Năm Góc Kelly Magseman cho rằng việc Mỹ ngừng cung cấp quân sự "có thể khiến Ukraine tê liệt trong nhiều tuần". Báo WSJ nói nếu không có Mỹ, Ukraine có thể duy trì sức mạnh chiến đấu hiện tại trong nhiều tháng. Sau đó, nước này có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu đạn dược và mất quyền tiếp cận một số loại vũ khí tinh vi nhất.

Tạp chí Forbes ngày 3-3 cho biết ngay hiện nay, kể cả khi chưa bị ảnh hưởng bởi việc ngưng viện trợ, lực lượng pháo binh hạng nặng của Ukraine cũng đang thiếu hụt đạn dược do Mỹ cung cấp. Cụ thể là pháo lựu S27 và đạn pháo 203mm mà Ukraine không còn sản xuất và kho vũ khí Mỹ cũng đã cạn kiệt.

Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có đủ sức mạnh và ý chí chính trị để giúp Ukraine kiềm chế Nga hay không. Liên minh châu Âu và các nước thành viên đã cung cấp hơn 50 tỉ USD viện trợ quân sự. Năm ngoái, Liên minh châu Âu, Anh và Na Uy đã cung cấp cho Ukraine khoảng 25 tỉ USD - nhiều hơn cả Mỹ, theo WSJ.

Ukraine đã mở rộng ngành công nghiệp vũ khí trong nước, sản xuất được 30 tỉ USD vũ khí mỗi năm. Năm ngoái, Ukraine đã sản xuất 1,5 triệu drone, dự kiến sản xuất 3.000 tên lửa và 30.000 drone tầm xa trong năm nay. Tuy nhiên, việc ngưng viện trợ có thể gây khó khăn do thiếu chi tiết hiện đại từng được Mỹ hỗ trợ.

Ông Nikolai Beleskov, nhà phân tích tại một tổ chức từ thiện Ukraine, nói với WSJ: "Ngay cả một năm chiến đấu mà không có Mỹ cũng sẽ là một thành tựu to lớn và là sự khiển trách nghiêm trọng đối với cách tiếp cận thiển cận của ông Trump".

Một số nhà ngoại giao châu Âu tin rằng Liên minh châu Âu nên cam kết viện trợ quân sự cho Ukraine ít nhất bằng 20 tỉ euro của năm ngoái. Nhưng việc đạt được thỏa thuận sẽ rất khó khăn.

Ông Tymofiy Mylovanov, cựu bộ trưởng Phát triển kinh tế Ukraine, cho biết châu Âu có thể giúp Ukraine bằng cách mua vũ khí của Mỹ để gửi đến Kiev. Tuy nhiên, câu hỏi là liệu các nhà lãnh đạo châu Âu có còn tiếp tục ủng hộ Ukraine nếu ông Trump gây sức ép với họ. Ông Mylovanov nhận định: "Châu Âu hiện ít độc lập với Trump hơn họ tưởng".

Ông Zelensky: Ukraine mãi biết ơn ông Trump, muốn nhanh kết thúc chiến tranh

Tổng thống Ukraine khẳng định Kiev là bên mong kết thúc chiến tranh nhất và sẽ không bao giờ quên ơn ông Trump vì đã làm một điều.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 24-5: Mỹ nói không còn làm 'anh cả' thể giới; Ông Trump dọa đánh thuế Samsung

Thẩm phán Mỹ chặn lệnh cấm Harvard tuyển sinh nước ngoài; Ông Trump dọa áp thuế 25% lên điện thoại Apple, Samsung nếu làm ở nước ngoài.

Tin tức thế giới 24-5: Mỹ nói không còn làm 'anh cả' thể giới; Ông Trump dọa đánh thuế Samsung

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Chuyến công du của Thủ tướng sẽ đề ra biện pháp cụ thể để triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Malaysia - Việt Nam.

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt: Malaysia - Việt Nam chia sẻ khát vọng phát triển tương đồng

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Bộ Quốc phòng Nga xác nhận nước này và Ukraine vừa trao đổi 270 binh sĩ và 120 dân thường mỗi bên.

Nga và Ukraine bắt đầu trao đổi tù binh, 390 người mỗi bên

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Nông dân Hàn Quốc đang vật lộn với tình trạng thiếu nhân công nghiêm trọng, đặc biệt khi chính phủ tăng cường kiểm soát lao động nhập cư bất hợp pháp.

Nông dân Hàn Quốc ‘than trời’ vì thiếu lao động nước ngoài

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ

Thị trường ngay lập tức chao đảo sau khi ông Trump dọa áp thuế 50% lên hàng hóa đến từ Liên minh châu Âu (EU), và 25% với iPhone bán ra ở Mỹ nhưng không sản xuất nội địa.

Ông Trump dọa áp thuế 50% lên EU, 25% với iPhone không sản xuất ở Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar