12/07/2025 07:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chiến sự Ukraine sắp có bước ngoặt lớn?

Tình hình chiến sự tại Ukraine hứa hẹn nhiều bước ngoặt đáng kể khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai cân nhắc thay đổi cách tiếp cận cuộc xung đột.

Ukraine - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: REUTERS

Ngày 10-7, trên sóng Đài NBC News, ông Trump công bố dự định tung "tuyên bố quan trọng" về Nga vào ngày 13-7, đồng thời nhắc lại "sự thất vọng" của mình cho Matxcơva.

Chuyển biến nhận thức của ông Trump

Tuyên bố của ông Trump báo hiệu thời khắc cuộc chiến tại Ukraine một lần nữa bước vào giai đoạn mới. Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ hồi tháng 1, ông Trump đã cố gắng dàn xếp việc kết thúc cuộc chiến bằng chiến lược trái ngược với người tiền nhiệm Joe Biden.

Ông ra sức làm ấm trở lại quan hệ với Nga trong khi tỏ ra lạnh nhạt với Ukraine. Chỉ trong sáu tháng đầu nhiệm kỳ, ông đã có đến sáu cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ở chiều ngược lại, ông công khai đấu khẩu và đuổi người đồng cấp phía Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc hội đàm ngắn ngủi tại Nhà Trắng.

Từ đó đến nay ông không công bố thêm lệnh trừng phạt nào nhắm vào Nga hay gói viện trợ quân sự mới nào dành cho Ukraine. Thậm chí, hồi đầu tháng 1, Bộ Quốc phòng Mỹ đã cho tạm dừng việc chuyển giao nhiều loại khí tài quân sự chiến lược cho Kiev.

Cách tiếp cận của ông Trump được nhiều nhà phân tích gọi là "toàn cà rốt mà không có gậy", trái với chiến lược "cây gậy và củ cà rốt" vốn được nhiều đời tổng thống Mỹ yêu thích. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy gió đã một lần nữa đổi chiều trong vài ngày qua.

Sau cuộc điện đàm hôm 3-7, khi ông Putin tỏ rõ quan điểm theo đuổi các mục tiêu chiến lược của Matxcơva, ông Trump đã mất kiên nhẫn và khẳng định với báo giới: "Ông Putin đã ném rất nhiều điều nhảm nhí vào chúng tôi. Ông ấy luôn rất lịch sự, nhưng mọi thứ có vẻ như đều vô nghĩa".

Ngay sau phát ngôn trên, hệ thống chính trị Mỹ bắt đầu tích cực hoạt động để khởi động lại chính sách chống Nga. Lãnh đạo Đảng Cộng hòa tại Thượng viện John Thune và Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cùng tuyên bố sẵn sàng khởi động quá trình thông qua dự luật trừng phạt Nga mới. Ông Trump cũng khẳng định nghiêm túc cân nhắc đề xuất này.

Chưa dừng ở đó, Tổng thống Mỹ chỉ đạo nối lại các chuyến hàng vũ khí cho Ukraine. Theo Reuters ngày 10-7, ông còn đang cân nhắc sẽ công bố gói viện trợ quân sự mới đầu tiên cho Ukraine. Gói viện trợ này dự kiến trị giá khoảng 300 triệu USD, có thể bao gồm những vũ khí được Kiev yêu cầu cụ thể như tên lửa phòng không Patriot và rocket tấn công tầm trung.

Sự đổi ý của ông Trump được phương Tây, vốn có quan điểm đối đầu Nga, hoan nghênh. Trong một sự kiện gần đây, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen khẳng định châu Âu giờ đây "có thể tin tưởng vào" sự tham gia của Mỹ tại Ukraine.

Trong khi đó cựu tùy viên quốc phòng Mỹ tại Nga Kevin Ryan đánh giá ông Trump đã được "khai sáng" rằng vấn đề Ukraine không phải "một thỏa thuận kinh doanh" mà ông có thể giải quyết bằng cách tiếp cận "doanh nhân" của mình.

Sự cứng rắn của ông Putin

Mặc cho phía Mỹ gia tăng sức ép, giới chức Nga vẫn không tỏ ra lo ngại. Ngày 10-7, Thứ trưởng Ngoại gia Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Matxcơva đã phải chịu 30.000 biện pháp trừng phạt nhưng vẫn đứng vững. Do đó thêm vài lệnh trừng phạt mới của Mỹ cũng "sẽ không thay đổi căn bản bức tranh lớn".

Trong mọi cuộc điện đàm với ông Trump, ông Putin cũng đã thể hiện quan điểm cứng rắn sẽ không nhượng bộ các yêu cầu cốt yếu của Matxcơva nhằm "giải quyết các vấn đề gốc rễ" - bao gồm việc buộc Ukraine nhượng bộ lãnh thổ, tuyên bố trung lập và từ bỏ tham vọng gia nhập NATO.

Cục diện chiến trường ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của ông Putin. Trong nhiều tháng qua, Ukraine liên tục thất bại trên mọi mặt trận. Chiến dịch tiến công mùa hè của Nga đang khá thành công với các mũi tiến công mới như Sumy và Dnipropetrovsk nhằm "tạo vùng đệm" diễn ra thuận lợi.

Dù giữ thái độ không khoan nhượng với Ukraine, Nga vẫn kiên định với mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ. Matxcơva được cho là đang cố gắng thuyết phục Washington tách bạch việc bình thường hóa quan hệ song phương và kết thúc chiến tranh Ukraine là hai vấn đề riêng với lộ trình riêng.

Trong hội đàm với người đồng cấp Mỹ Marco Rubio ngày 10-7 tại Kuala Lumpur, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tiếp tục nhấn mạnh việc cần thiết khôi phục quan hệ giữa hai nước. Hai ngoại trưởng cũng đã trao đổi về "một ý tưởng mới" cho cuộc chiến Ukraine, được ông Rubio mô tả là "không đảm bảo hòa bình nhưng vẫn có thể được xây dựng thêm".

Bản thân ông Putin cũng có mong muốn tương tự. Bà Tatiana Stanovaya, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nga - Á Âu Carnegie, nhận định: "Ông Putin thật sự trân trọng và đang đầu tư vào quan hệ cá nhân với ông Trump. Tuy nhiên ông ấy cũng không ảo tưởng về chính sách Mỹ dành cho Nga. Người Nga vẫn luôn chuẩn bị kỹ cho kịch bản tồi tệ nhất. Ông ấy sẽ không hy sinh các mục tiêu ở Ukraine chỉ để cải thiện quan hệ với ông Trump".

Nếu Mỹ trừng phạt Nga

Ông Ben Harris, giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế tại Viện Brookings, đưa ra ba kịch bản có thể xảy ra nếu dự luật trừng phạt Nga mà Washington đang ấp ủ được thông qua: "Quân đội Nga rút lui, thị trường năng lượng toàn cầu sụp đổ hoặc suy thoái kinh tế toàn cầu do thương mại quốc tế suy giảm". Ông kết luận rằng dự luật này "nên được coi là vừa dũng cảm vừa mạo hiểm".

Ông Janis Kluge, chuyên gia về Nga tại Viện Quan hệ quốc tế và An ninh Đức, cũng cảnh báo hầu hết biện pháp trừng phạt trong dự luật "không thực tế và sẽ không bao giờ được thực hiện". Ông Kluge cho rằng dự luật này "sẽ không là yếu tố thay đổi cục diện cuộc chiến và các nhà lãnh đạo châu Âu không nên đặt quá nhiều hy vọng vào nó".

Tổng thống Ukraine: Nga định chi 300 tỉ USD cho chiến sự trong năm tới, tiếp tục kéo dài chiến sự

Tổng thống Volodymyr Zelensky tiết lộ nguồn tin tình báo của Ukraine và đối tác nước ngoài cho thấy Nga có kế hoạch kéo dài chiến sự và chi 300 tỉ USD cho chiến sự trong năm tới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar