04/03/2025 16:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nga nói Ukraine có thể cầm cự tối đa 3 tháng nữa khi không có viện trợ của Mỹ

Một số quan chức Mỹ và châu Âu cho rằng việc Washington dừng viện trợ cho Ukraine chỉ khiến tình hình tồi tệ thêm, trong khi một quan chức Nga cho rằng Ukraine có thể cầm cự thêm tối đa ba tháng nữa.

Nga nói Ukraine có thể cầm cự trong 2 đến 3 tháng mà không có viện trợ của Mỹ - Ảnh 1.

Một quân nhân Ukraine đứng bên cạnh xe bọc thép chở quân M113 do Mỹ viện trợ cho Ukraine - Ảnh: REUTERS

Kể từ sáng 4-3 (theo giờ địa phương), Mỹ chính thức tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó có 2/3 viện trợ vũ khí Washington đã phê duyệt cho Kiev và xem xét lại, nhằm "đảm bảo viện trợ của Washington góp phần vào giải pháp hòa bình".

Ngày 30-12-2024, cựu tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt gói viện trợ vũ khí và trang thiết bị trị giá 1,25 tỉ USD từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc, để cung cấp cho Ukraine trong vòng 6 tháng.

Kể từ đó, Washington đã gửi các lô vũ khí viện trợ đến Kiev khoảng hai tuần một lần. Tính đến nay, Mỹ đã chuyển khoảng 1/3 số vũ khí trong kế hoạch này. Điều này cũng có nghĩa 2/3 số vũ khí còn lại sẽ bị dừng vận chuyển đến Ukraine theo chỉ thị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Việc Mỹ quyết định dừng viện trợ cho Ukraine diễn ra ít ngày sau trận "khẩu chiến" của Tổng thống Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng. Giới quan sát nhận định mối quan hệ giữa Washington và Kiev đang rạn nứt sâu sắc hơn.

Nga nói Ukraine có thể cầm cự từ 2 đến 3 tháng

Trả lời Hãng thông tấn RIA, người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng trực thuộc Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Andrey Kartapolov dự đoán Ukraine sẽ chỉ có thể cầm cự trong vòng hai đến ba tháng tới, nhờ vào nguồn lực dự trữ của mình.

“Tôi tin rằng họ (Ukraine) hoàn toàn có khả năng tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong khoảng hai tháng, thậm chí là ba tháng, nhờ vào kho vũ khí mà họ tích trữ từ trước, bao gồm các vũ khí do Mỹ viện trợ cho họ vào năm ngoái. 

Họ đã cất giữ số vũ khí nhận được từ Washington vào các nhà kho hoặc các căn cứ nào đó. Thêm vào đó, họ cũng còn một số lượng vũ khí khác mà họ đã, đang và sẽ nhận được từ các đồng minh châu Âu”, ông Kartapolov phân tích.

Tuy nhiên, vị nghị sĩ này cũng dự đoán Ukraine sẽ bắt đầu cảm nhận những khó khăn, thách thức sau hai đến ba tháng khi không còn Mỹ “kề bên”.

“Thế nhưng trong vài tháng tiếp theo, các vấn đề sẽ dần xuất hiện. Do đó chúng ta cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của mình, tiếp tục gây áp lực và tiếp tục sử dụng những vũ khí tầm xa có độ chính xác cao nhằm vào các căn cứ, các nhà kho để phá hủy các kho vũ khí dự trữ của họ”, ông nói thêm.

Ông Kartapolov cho biết thêm Matxcơva không nên mong đợi Kiev sẽ “buông súng, vứt bỏ mọi thứ và bỏ chạy trong vòng ba ngày” sau khi Washington dừng viện trợ.

Cùng ngày 4-3, Điện Kremlin nói việc Washington tạm dừng viện trợ cho Ukraine là đóng góp tốt nhất đối với mục tiêu hòa bình. Đồng thời, Matxcơva cũng cảnh báo rằng Nga vẫn cần làm rõ chi tiết về động thái của Tổng thống Trump đối với Ukraine.

Liệu có để lại hậu quả "thảm khốc"?

“Tổng thống Trump đã mở toang cánh cửa cho Tổng thống Nga Vladimir Putin leo thang hành động ‘bạo lực’ đối với người dân Ukraine vô tội thông qua việc dừng viện trợ quân sự cho Ukraine. Hậu quả chắc chắn sẽ thảm khốc”, Hãng tin Reuters dẫn lời thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ Mỹ Jeanne Shaheen.

Ông Benjamin Haddad, người phụ trách các vấn đề châu Âu ở Bộ Ngoại giao Pháp, cũng cho biết quyết định dừng viện trợ quân sự cho Kiev của Washington sẽ chỉ khiến hai chữ “hòa bình” càng xa vời hơn.

Ông Oleksandr Merezhko, chủ tịch Ủy ban Chính sách đối ngoại và Quan hệ liên nghị viện của Verkhovna Rada (Quốc hội) Ukraine, lại cho rằng có vẻ như Wasshington đang thúc đẩy Kiev “đầu hàng”, hay “chấp nhận các yêu cầu mà phía Nga đưa ra”.

Tương tự, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Cezary Tomczyk cũng gọi việc này là “tin xấu”.

Trong khi đó, một phát ngôn viên của Chính phủ Anh cho biết London cam kết đảm bảo hòa bình lâu dài ở Ukraine.

“Chúng tôi vẫn cam kết tuyệt đối đảm bảo hòa bình lâu dài ở Ukraine. Chúng tôi đang hợp tác với các đồng minh chủ chốt để hỗ trợ nỗ lực này. Đây là điều đúng đắn và là điều cần làm vì lợi ích của chính chúng tôi”, người phát ngôn này nói rõ.

Trái lại, Hungary ủng hộ quyết định của Mỹ khi dừng viện trợ quân sự cho Ukraine. “Tổng thống Mỹ và Chính phủ Hungary đều có chung một lập trường. Đó là thay vì tiếp tục vận chuyển vũ khí và tiếp tục cuộc chiến này, chúng ta cần ngừng bắn và ngồi vào bàn đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt”, người phát ngôn của Chính phủ Hungary Zoltan Kovacs cho biết.

Lầu Năm Góc và Nhà Trắng chưa bình luận

Nhà Trắng vẫn chưa đưa ra bình luận ngay lập tức về phạm vi cụ thể và số lượng hàng viện trợ bị ảnh hưởng, cũng như chưa thông báo chính xác việc viện trợ cho Kiev sẽ bị tạm dừng trong bao lâu.

Lầu Năm Góc cũng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về quyết định này.

Ủy ban Ngân sách liên bang có trách nhiệm (CRFB) của Mỹ ước tính kể từ khi chiến sự ở Ukraine bùng nổ vào cuối tháng 2-2022, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt tổng cộng 175 tỉ USD viện trợ cho Ukraine.

Mỹ dừng viện trợ quân sự: Tác động lớn đến khả năng chiến đấu của Ukraine

Việc Tổng thống Donald Trump tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine đã tạo ra những phản ứng khác nhau ngay tại Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

Tây Ban Nha yêu cầu hơn 160.000 người ở yên trong nhà sau khi một vụ cháy tại nhà kho công nghiệp thải ra một đám mây khí clo độc lan rộng.

Tây Ban Nha: 160.000 người ở yên trong nhà vì đám mây khí clo độc

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Một khảo sát mới đây của Chính phủ Nhật Bản cho thấy hơn 1/3 người dân cảm thấy cô đơn cho dù chính phủ đã nỗ lực thực hiện các biện pháp.

'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Sức ép ngừng bắn với Nga

Tân Thủ tướng Đức Merz tin rằng thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine là khả thi nhưng "quả bóng giờ hoàn toàn nằm trong sân của Matxcơva".

Sức ép ngừng bắn với Nga

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới.

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar