09/02/2017 21:16 GMT+7

Phép thử Biển Đông từ 'khẩu chiến' Trung - Mỹ

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TTO - Đã ba tuần kể từ khi chính thức nhậm chức, chính sách của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Trung Quốc và vấn đề Biển Đông vẫn chưa được định hình rõ ràng dù đã có những màn nắn gân đầu tiên bằng “khẩu chiến” từ quan chức cấp cao hai bên.

USS Decatur, tàu khu trục Mỹ thực hiện tuần tra tự do đi lại trên Biển Đông, sát các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép - Ảnh: Reuters

Ngày 8-2, trong lúc đang thăm Úc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nắn gân chính quyền mới của Mỹ bằng tuyên bố nước Mỹ cần phải ôn lại lịch sử về Biển Đông khi dẫn lại hai hiệp ước liên quan đến Thế chiến II khẳng định Nhật phải giao trả lại cho Trung Quốc tất cả những lãnh thổ của Trung Quốc mà nước này chiếm giữ.

Ông Vương Nghị cũng nhắc lại lập trường nhất quán là Bắc Kinh cam kết đối thoại với các bên liên quan trực tiếp dựa trên các sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Tuyên bố của ông Vương Nghị về vùng biển tranh chấp được cho là đáp lại bình luận cứng rắn gần đây nhất của tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.

Theo đó, ông Tillerson nhấn mạnh Trung Quốc không được phép tiếp cận các hòn đảo nhân tạo mà nước này đã xây dựng ở Biển Đông và gọi việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông và tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp với Nhật Bản, là “hành động phi pháp”.

Tuy nhiên bất chấp những căng thẳng nêu trên, giới quan sát cho biết rất khó có đụng độ quân sự giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian tới.

Thông điệp rõ ràng hơn đã được chính tân Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khẳng định trong chuyến công du châu Á tuần trước: “Vào thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy không cần phải tiến hành bất kỳ hành động quân sự quy mô lớn nào".

Ông Mattis cũng nhấn mạnh ưu tiên các giải pháp ngoại giao trong giải quyết tranh chấp.

Trong bài bình luận trên tạp chí Foreign Policy đăng ngày 9-2, bà Nina Hachigian, Đại sứ Mỹ tại ASEAN nhiệm kỳ 2014-2017, cho rằng phát triển chính sách Biển Đông là một trong những nhiệm vụ cấp bách và thách thức nhất của chính quyền Donald Trump và thật không thông minh chút nào nếu ngay lập tức nhảy vào cuộc đối đầu với Bắc Kinh.

Theo bà Nina Hachigian, đối thoại thực chất giữa nhiều bộ ngành khác nhau của hai bên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.

Cũng theo Đại sứ Nina Hachigian, sau những cuộc tranh luận và đánh giá cẩn thận các nguy cơ và lợi ích giữa hai bên, chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump có thể tính đến việc gia tăng các hoạt động quân sự để bảo đảm các lợi ích của nước Mỹ ở Biển Đông bao gồm tự do hàng hải, hàng không, tự do lưu thông thương mại, hòa bình, ổn định, và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Còn trong bài bình luận trên tạp chí National Interest ngày 8-2, hai chuyên gia Amy Searight và Geoffrey Hartman cho rằng nếu Mỹ không thách thức những hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông, nó sẽ gửi đi một dấu hiệu nguy hiểm về sức mạnh của hệ thống đồng minh của Mỹ cũng như sức hấp dẫn của Mỹ với tư cách là một đối tác an ninh.

Hai chuyên gia này cho rằng một trong những giải pháp khả dĩ của Nhà Trắng chính là tăng cường các nỗ lực xây dựng năng lực bảo vệ an ninh hàng hải cho các đồng minh và đối tác, trong đó có các quốc gia Đông Nam Á có liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoài ra, các lãnh đạo ở Washington cũng đừng e ngại gây căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung bởi những cách tiếp cận yếu ớt của Washington sẽ khuyến khích Bắc Kinh thực hiện những hành động khiêu khích hơn.

Hai chuyên gia Amy Searight và Geoffrey Hartman bày tỏ tin tưởng rằng Mỹ hoàn toàn có thể ngăn chặn Trung Quốc định đoạt trật tự khu vực trong khi vẫn duy trì một mối quan hệ song phương hiệu quả, đồng thời khẳng định ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc chính là một phép thử đối với cam kết của Mỹ trong khu vực.

QUỲNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar