07/03/2021 16:45 GMT+7

Quân đội Mỹ chuẩn bị gì cho chiến tranh với Trung Quốc?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Xung đột quân sự Mỹ - Trung là điều không ai mong đợi, nhưng các nhà hoạch định chính sách quân sự của cả hai nước không thể ngồi yên và cầu nguyện cho điều tốt nhất.

Quân đội Mỹ chuẩn bị gì cho chiến tranh với Trung Quốc? - Ảnh 1.

Thủy quân lục chiến Mỹ tập trận ở Chonburi, Thái Lan vào tháng 2-2020 - Ảnh: AP

Đô đốc James Stavridis là tư lệnh đồng minh tối cao thứ 16 của NATO, hiệu trưởng Trường luật và ngoại giao Fletcher thuộc Đại học Tufts (Mỹ). Ông dành nhiều thời gian trong sự nghiệp quân sự hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Sau đây là bài viết của ông trên báo Nikkei Asia của Nhật.

Tài liệu "The Longer Telegram" do Tổ chức học giả Hội đồng Đại Tây Dương biên soạn cung cấp nhiều manh mối quan trọng về các phương án Lầu Năm Góc và Nhà Trắng đang cân nhắc để triển khai lực lượng Mỹ ở Đông Á đối phó Trung Quốc.

Liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có chấp nhận lập trường cứng rắn (của tài liệu) hay không còn phải chờ xem, nhưng nhiều yếu tố của nó đang được cân nhắc nghiêm túc. 

Một trong số đó chính là "lằn ranh đỏ" - giới hạn mà nếu Trung Quốc vượt qua thì Mỹ sẽ phản ứng quân sự. Chúng bao gồm:

1. Trung Quốc hoặc Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân, hóa học hoặc sinh học tấn công Mỹ và đồng minh.

2. Trung Quốc tấn công Đài Loan và các đảo trực thuộc, bao gồm vây hãm kinh tế, tấn công mạng nhắm vào hạ tầng và cơ sở của Đài Loan.

3. Trung Quốc tấn công lực lượng Nhật trong phạm vi bảo vệ chủ quyền của họ tại quần đảo Senkaku (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư) và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật ở biển Hoa Đông.

4. Bất cứ hành động thù dịch nào của Trung Quốc ở Biển Đông để tiếp tục cải tạo và quân sự hóa các đảo, hoặc dùng vũ lực với các nước có tranh chấp, hoặc ngăn chặn các chiến dịch tự do hàng hải của Mỹ và đồng minh.

5. Trung Quốc tấn công bất cứ lãnh thổ chủ quyền hoặc khí tài quân sự của đồng minh hiệp ước của Mỹ.

Đặt trong bối cảnh chiến lược Mỹ - Trung, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ chủ yếu hoạt động trên biển và có thể di chuyển vào Biển Đông, vào tận phạm vi các đảo nhân tạo Trung Quốc dùng để phòng thủ. 

Khi đã tiếp cận, họ có thể dùng máy bay vũ trang không người lái, năng lực tấn công mạng, đặc nhiệm Marine Raiders, tên lửa đối không và vũ khí diệt hạm để tấn công lực lượng Trung Quốc.

Ngoài cách tiếp cận chiến thuật mới của thủy quân lục chiến, Hải quân Mỹ sẽ triển khai thêm các nhiệm vụ tuần tra cứng rắn bên ngoài vùng biển Trung Quốc. 

Đây là một khái niệm chiến lược thông minh: Dần dần lôi kéo tàu chiến của đồng minh tham gia, quốc tế hóa nỗ lực chống lại yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trước mắt, Mỹ muốn lôi kéo Anh, Pháp và các đồng minh NATO, sau đó sẽ thuyết phục Úc, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... tham gia các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải. Liên minh hải quân toàn cầu này sẽ đối trọng với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).

Bổ trợ cho Hải quân, Không quân Mỹ nhiều khả năng sẽ bổ sung máy bay ném bom và chiến đấu cơ tầm xa đến các căn cứ Thái Bình Dương nằm rải rác khắp châu Á. Chuỗi căn cứ nhỏ này sẽ được hỗ trợ bởi các căn cứ lớn hơn ở Guam, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc.

Cuối cùng, Lục quân Mỹ sẽ tăng cường sức mạnh chiến đấu và cơ động để nhanh chóng triển khai các đơn vị nếu xảy ra một trong các kịch bản "lằn ranh đỏ", bao gồm tăng cường căn cứ Hàn Quốc và Nhật nhưng có thể dễ dàng triển khai đến các đảo nhỏ hơn trong khu vực.

Ngoài ra, Lực lượng Không gian Mỹ mới thành lập sẽ tập trung vào tình báo và do thám, kết hợp với năng lực tấn công của Bộ chỉ huy Mạng và Cơ quan An ninh quốc gia (NSA).

Nhìn tổng quát, quân đội Mỹ đang tăng cường hiện diện và năng lực chiến đấu ở Tây Thái Bình Dương, chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản xung đột quân sự với Trung Quốc trong vài thập niên tới.

Chỉ hi vọng rằng ngành ngoại giao và nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau của hai cường quốc sẽ ngăn chặn được chiến tranh nổ ra, nhưng không có gì nói trước được.

Việt Nam lên tiếng về việc tàu Trung Quốc, tàu Mỹ và Pháp ở Biển Đông

TTO - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 25-2 khẳng định hoạt động trên Biển Đông của các quốc gia cần phải đóng góp vào mục tiêu, lợi ích, trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất Nga và Ukraine đàm phán tại Vatican

Tổng thống Ukraine chia sẻ kết quả hội kiến với Giáo hoàng Leo XIV và lần đầu gặp Phó tổng thống Mỹ Vance sau khi hai người khẩu chiến dữ dội tại Nhà Trắng.

Ngoại trưởng Mỹ đề xuất Nga và Ukraine đàm phán tại Vatican

Tình báo Ukraine: Nga sẽ phóng ICBM ngay trước thềm điện đàm Trump - Putin

Tình báo Ukraine khẳng định Nga sẽ phóng tập tên lửa đạn đạo liên lục địa nhằm hù dọa Kiev và các đồng minh ngay trước khi cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Putin.

Tình báo Ukraine: Nga sẽ phóng ICBM ngay trước thềm điện đàm Trump - Putin

Sau đàm phán tại Istanbul, ông Putin khẳng định mục tiêu của Nga

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga phản hồi tuyên bố của ngoại trưởng Ukraine về kết quả đàm phán tại Istanbul, trong khi ông Putin nhấn mạnh những mục tiêu phía Nga theo đuổi.

Sau đàm phán tại Istanbul, ông Putin khẳng định mục tiêu của Nga

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Câu chuyện một nam sinh Trung Quốc không thể dự kỳ thi tuyển sinh vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội, được nhiều người khen ngợi và kêu gọi đặc cách cho cậu vì phẩm chất tốt đẹp.

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Ngày 18-5, Nga đã tiến hành đợt không kích lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào Ukraine với 273 drone, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar