24/06/2019 16:30 GMT+7

Quặm mi bẩm sinh

Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Khi xuất hiện các triệu chứng thường xuyên có dử và chảy nước mắt, có thể con bạn đã bị quặm mi bẩm sinh, cần phải đi khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.

Quặm mi bẩm sinh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: primavista.it

Quặm mi bẩm sinh là hiện tượng bờ mi lộn vào trong, đẩy hàng lông mi cọ xát vào giác mạc, gặp ở trẻ em từ khi mới sinh ra, có thể phát triển ngày càng nặng thêm nếu không được điều trị.

Tỷ lệ quặm mi dưới bẩm sinh khoảng 2%. Khi bị quặm trẻ khó chịu hay dụi mắt gây viêm kết mạc , trợt biểu mô và có thể gây viêm loét giác mạc dễ gây sẹo, giảm thị lực. Hiện nay điều trị quặm chủ yếu vẫn là phẫu thuật.

Triệu chứng nhận biết bệnh quặm mi bẩm sinh

Bệnh quặm mi bẩm sinh hay gặp ở những trẻ có khuôn mặt bụ bẫm, gốc mũi thấp, tẹt. Do hàng lông mi cọ sát vào giác mạc làm trẻ khó chịu luôn luôn dụi mắt. Mắt kích thích gây chảy nước mắt, đỏ mắt, có thể có dử (ghèn), nếu kéo dài có thể gây viêm kết mạc. Nếu không được điều trị, lông mi làm tổn thương giác mạc, gây trợt giác mạc. Nếu bệnh tiến triển nặng và kéo dài có thể gây viêm loét giác mạc để lại sẹo làm giảm thị lực.

Hiện tượng quặm mi bẩm sinh bên cạnh dấu hiệu dễ nhận biết là đỏ mắt, khi thăm khám trẻ thường không phối hợp, quấy khóc nhiều, mắt nhắm thì có thể chẩn đoán nhầm với quặm bẩm sinh. Tuy nhiên nếu  thăm khám kỹ kết hợp với bơm rửa lệ đạo có thể giúp chẩn đoán phân biệt dễ dàng với quặm bẩm sinh.

Cần phân biệt quặm bẩm sinh với tật hai hàng lông mi, đó là tình trạng xuất hiện một hàng lông mi thứ hai ngay phía sau hàng lông mi thứ nhất bình thường. Dị tật này có thể xuất hiện đơn độc hoặc đi kèm với những bất thường bẩm sinh khác.

Mức độ quặm mi

– Mức độ I: Quặm chiếm ¼ chiều dài bờ mi.

– Mức độ II: Quặm chiếm 1/3 chiều dài bờ mi.

– Mức độ III: Quặm chiếm ½ chiều dài bờ mi.

– Mức độ IV: Quặm chiếm 2/3 chiều dài bờ mi đến cả mi.

Mức độ quặm: Tính bằng da mi thừa

– Độ I: Thừa khoảng ≤ 2mm da mi.

– Độ II: Thừa khoảng 3mm da mi.

– Độ III: Thừa khoảng ≥ 3mm da mi.

Điều trị bệnh quặm mi bẩm sinh

Với những trường hợp quặm bẩm sinh có thể được cải thiện trong quá trình phát triển của trẻ. Do vậy, khi mới sinh ra, trẻ bị quặm bẩm sinh không cần phải điều trị ngay, thông thường chỉ cần theo dõi bệnh. Khi quặm gây ra các biến chứng chảy nước mắt, lông mi cọ vào giác mạc gây tổn thương giác mạc, trẻ bị chói, chảy nước mắt, ra ngoài nắng thấy khó chịu,… mới cần phải can thiệp.

Với những trẻ dưới 1 tuổi, khi lông mi chưa đủ cứng để gây tổn hại giác mạc thì có thể tra thuốc (dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch kháng sinh như tobrex) và hướng dẫn cho bố mẹ trẻ cách vuốt bờ mi nhằm mục đích làm cho bờ mi bật ra ngoài,  lông mi không cọ vào giác mạc tránh tổn hại giác mạc. Nếu bệnh không tự mất đi thì có thể phẫu thuật  khi trẻ lớn hơn.

Các thuốc sử dụng cho mắt cần sử dụng khi thực sự cần thiết và có sự hướng dẫn của bác sĩ. Các bậc phụ huynh không nên dùng thuốc tùy tiện để nhỏ mắt cho trẻ. Có nhiều bệnh nhân tới bệnh viện đã bị mù do không sử dụng thuốc đúng cách, đặc biệt là dùng quá liều thuốc hay quá ngày quy định so với đơn thuốc của bác sĩ.

Phẫu thuật điều trị quặm mi bẩm sinh được thực hiện tại các cơ sở y tế, bệnh viện chuyên về nhãn khoa là phẫu thuật tương đối đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, không để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Khi trẻ có các biểu hiện bất thường như hay dụi mắt, chảy nước mắt cần đưa trẻ đến các cơ sở nhãn khoa để được khám và điều trị./.

Nguồn: Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tiếp đăng tải quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Đau đầu, mắt mờ sau 2 tháng ngã xe, bệnh nhân được phát hiện bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar