10/11/2022 17:55 GMT+7

Phương pháp điều trị mới giúp cả 9 người bại liệt đều đi lại được

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Một nghiên cứu mới đã tuyển chọn 9 người bị bại liệt nặng hoặc liệt hoàn toàn để thử nghiệm một phương pháp điều trị bằng kích thích điện. Kết quả tất cả đều hồi phục hoặc cải thiện khả năng đi lại.

Phương pháp điều trị mới giúp cả 9 người bại liệt đều đi lại được - Ảnh 1.

Hình ảnh nhóm tế bào trong cơ thể người bại liệt được hỗ trợ phục hồi sau tê liệt - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Từ lâu người ta đã biết rằng kích thích điện vào tủy sống của bệnh nhân sau khi bị thương có thể khôi phục một số khả năng chuyển động của họ. Tuy nhiên, phương pháp này luôn là một bí ẩn, chưa lý giải được nguồn cơn.

Trong một loạt nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm NeuroRestore - trung tâm nghiên cứu đổi mới, điều trị áp dụng các chiến lược kỹ thuật sinh học liên quan đến các can thiệp phẫu thuật thần kinh tại Thụy Sĩ - đã xác định được các tế bào thần kinh cụ thể và khi chúng được kích hoạt bằng cách kích thích tủy sống, bệnh nhân có thể đứng và đi lại một lần nữa.

Theo trang tin IFLScience, để chứng minh hiệu quả của liệu pháp kích thích điện ngoài màng cứng (EES), nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn 9 người bị chấn thương tủy sống mãn tính.

Theo nghiên cứu được công bố trên trang khoa học Nature, tất cả bệnh nhân ngay lập tức lấy lại một số khả năng đi lại với sự hỗ trợ của robot trong quá trình kích thích.

Hầu hết bệnh nhân đều gia tăng đáng kể khả năng chống chịu được trọng lượng cơ thể và có sự cải thiện bền vững trong việc đi lại, sau 5 tháng điều trị và phục hồi bằng EES.

Sự cải thiện chức năng vận động này vẫn tồn tại sau khi kết thúc điều trị, ngay cả khi tắt kích thích điện.

Để làm sáng tỏ cơ chế chữa trị này, nhóm nghiên cứu đã chuyển sang nghiên cứu trên chuột.

Họ đã phát triển một mô hình phục hồi chức năng thần kinh EES cho loài gặm nhấm và cũng tạo ra bản đồ biểu hiện gene trong tế bào thần kinh tủy sống của chuột.

Kết hợp những phát hiện của cả hai thí nghiệm này, họ đã xác định được một họ tế bào thần kinh có vai trò to lớn: tế bào thần kinh V2a.

Các tế bào thần kinh này, biểu hiện bằng gene Vsx2, không tham gia vào việc đi lại trước khi bị chấn thương tủy sống. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh chúng là yếu tố cơ bản trong việc phục hồi chuyển động sau chấn thương tủy sống.

Những kết quả này hỗ trợ một mô hình, trong đó EES kích hoạt các tế bào thần kinh V2a để thúc đẩy tổ chức lại các mạch cột sống và thúc đẩy phục hồi chức năng vận động, nghiên cứu cho biết.

Các tác giả cũng lưu ý có rất nhiều tế bào thần kinh khác được kích hoạt bằng kích thích điện và cần được nghiên cứu để các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về sự tái tổ chức tủy sống để đáp ứng với EES.

"Điều này mở đường cho các phương pháp điều trị nhắm mục tiêu cao hơn cho các bệnh nhân bị liệt. Bây giờ chúng ta có thể hướng tới việc điều khiển những tế bào thần kinh này để tái tạo tủy sống", tác giả nghiên cứu - ông Jordan Squair cho biết trong một tuyên bố với trang tin IFLScience.

WHO xác nhận dịch bại liệt bùng phát tại Syria

TTO – Lần đầu tiên kể từ năm 1999, dịch bại liệt đã bùng phát trở lại và có nguy cơ lan rộng tại Syria, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận hôm qua 29-10.

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar