24/04/2024 15:44 GMT+7

Phương án đầu tư đồng loạt 180km metro tại TP.HCM

TP.HCM đang xây dựng siêu đề án để hoàn thiện mạng lưới metro, theo kết luận 49 của Bộ Chính trị.

Nếu tiếp tục làm theo cách cũ, để hoàn thành 200km còn lại tại TP.HCM phải cần khoảng 50 - 70 năm, thậm chí 100 năm - Ảnh: CHÂU TUẤN

Nếu tiếp tục làm theo cách cũ, để hoàn thành 200km còn lại tại TP.HCM phải cần khoảng 50 - 70 năm, thậm chí 100 năm - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đề án metro sẽ được gửi Bộ Giao thông vận tải trước 15-5

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, tại cuộc họp về rà soát tiến độ xây dựng đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM theo kết luận 49 của Bộ Chính trị (gọi tắt là đề án metro).

Chủ tịch UBND TP thống nhất nội dung báo cáo và các đề xuất, kiến nghị của Sở Giao thông vận tải TP.HCM. Các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện các nội dung được phân công đảm bảo chất lượng và thời hạn hoàn thành.

Trong đó, đối với nhóm cơ chế về công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý hợp đồng, Sở Giao thông vận tải TP.HCM chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP đề xuất cách làm mới để tăng tính chủ động, đẩy nhanh tiến độ triển khai công việc.

Đối với nhóm cơ chế huy động nguồn vốn, Sở Tài chính TP chủ trì, phối hợp với sở ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu cơ chế huy động, đảm bảo nguồn bố trí theo kế hoạch đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị trong đề án, với các thủ tục thuận lợi và tăng tính chủ động của TP (lưu ý về thủ tục và thẩm quyền).

Trên cơ sở các khu đất dự kiến phát triển TOD xung quanh một số nhà ga (do Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP đề xuất), giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP tính toán chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phương án đấu giá tạo nguồn thu cho ngân sách.

Các sở ngành và các đơn vị có liên quan tập trung nhân sự, nỗ lực thực hiện theo các nhiệm vụ được phân công; nghiên cứu đề án của TP Hà Nội và nghiên cứu các hướng dẫn, định hướng của Bộ Giao thông vận tải để xây dựng đề án có tính thống nhất chung. 

Các đơn vị hoàn thiện nội dung cơ chế, chính sách đột phá kèm đánh giá tác động của cơ chế đối với nhiệm vụ được phân công, gửi Sở Giao thông vận tải TP trước ngày 10-5...

Chọn phương án làm 180km metro với đầu tư 20,98 tỉ USD

Kết luận 49 của Bộ Chính trị đề ra đến năm 2045 sẽ hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội (có tính kết nối với vùng thủ đô) và TP.HCM hoàn thành vào năm 2035. Như vậy, để đạt được mục tiêu này, hai thành phố phải xây dựng đề án triển khai xây dựng metro. Đây là đề án lớn với cách làm đột phá, chưa có tiền lệ trên cả nước.

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, đề án metro sẽ là tập hợp các cơ chế chính sách vượt trội, có tính toàn diện, bao quát hết các lĩnh vực, ngành có tính khả thi cao nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh thủ tục đầu tư dự án như các chính sách về quy hoạch, huy động nguồn lực, trình tự, thủ tục đầu tư...

Ngày 12-4, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đã chủ trì làm việc với UBND TP.HCM và TP Hà Nội về tình hình triển khai xây dựng đề án metro. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện đề án tổng thể lấy ý kiến các bộ ngành liên quan trước khi trình Thường trực Chính phủ trước 30-5. Đề án sẽ trình Bộ Chính trị trước 15-6.

Cuộc họp cũng thống nhất kịch bản đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đường sắt đô thị tại TP.HCM theo kết luận 49. Theo đó, đến năm 2035, TP.HCM sẽ đầu tư hoàn thiện 8 tuyến metro theo quy hoạch. Tổng chiều dài dự kiến 180km. 

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 503.100 tỉ đồng (20,98 tỉ USD), chưa bao gồm chi phí bồi thường, thu hồi đất khu vực TOD.

Về hình thức đầu tư, qua nghiên cứu kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới (từ kết quả học tập, nghiên cứu đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải về đường sắt), cho thấy đầu tư phát triển đường sắt đô thị theo hình thức đối tác công tư (PPP) không hiệu quả bằng đầu tư công. 

Bộ Giao thông vận tải và hai thành phố thống nhất việc đầu tư công vẫn là hình thức chủ đạo để phát triển hệ thống đường sắt nhanh, hiệu quả.

Về cơ chế, chính sách đặc thù, cuộc họp thống nhất quan điểm kết quả nghiên cứu của đề án nhằm trình Quốc hội ban hành nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội phát triển đường sắt đô thị chung cho cả TP.HCM và Hà Nội. 

Trong đó có những nhóm cơ chế chung cho hai TP và các cơ chế riêng cho từng TP, phù hợp với điều kiện thực tiễn và quy định hiện hành.

15 năm không xong 19,7km, TP.HCM phải thay đổi gì để làm tiếp 200km metro?

Thông tin chủ tịch UBND TP.HCM chia sẻ về việc phải có cách làm mới để triển khai nhanh hơn các tuyến metro được bạn đọc rất quan tâm.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một xã Cà Mau còn khuyết 10 chức danh cấp phó

Xã Tân Tiến (tỉnh Cà Mau) được giao biên chế 93 người, nhưng hiện còn thiếu 15 cán bộ, trong đó có đến 10 vị trí lãnh đạo cấp phó chưa có người đảm nhiệm, gây khó khăn cho hoạt động điều hành.

Một xã Cà Mau còn khuyết 10 chức danh cấp phó

Hà Nội chi hàng chục tỉ đồng phòng cháy cho tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động tại 12 nhà ga và khu depot. Đồng thời bổ sung hệ thống hút khói tại phòng ắc quy, phòng điện; đảm bảo 2 hệ thống hút khói độc lập cho nhà ga thuộc tuyến metro Cát Linh - Hà Đông.

Hà Nội chi hàng chục tỉ đồng phòng cháy cho tuyến metro Cát Linh - Hà Đông

Giấu hàng trăm kg bạc trong xe container từ Trung Quốc vào Việt Nam

Lực lượng Bộ đội biên phòng triệt phá đường dây buôn lậu kim loại quý, bắt 1 người Trung Quốc giấu hàng trăm kg bạc trong xe container nhập lậu vào Việt Nam.

Giấu hàng trăm kg bạc trong xe container từ Trung Quốc vào Việt Nam

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Phó chủ tịch TP Huế chia sẻ ông nhiều lần trở thành khán giả bất đắc dĩ của các ca sĩ karaoke loa kẹo kéo vào buổi trưa, buổi tối.

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Tiến độ vành đai 3 TP.HCM: Xây dựng kịch bản thông xe đoạn phía Đông

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến kết luận của Phó chủ tịch UBND thành phố Bùi Xuân Cường, sau cuộc họp rà soát tiến độ tuyến đường vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố.

Tiến độ vành đai 3 TP.HCM: Xây dựng kịch bản thông xe đoạn phía Đông

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ ‘xây dựng trái phép tại phường Phước Thắng’

Chủ tịch UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo sở chức năng và các cơ quan có liên quan xử lý nghiêm vụ 'nở rộ xây dựng trái phép tại phường Phước Thắng' mà Tuổi Trẻ Online phản ánh.

Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo xử lý nghiêm vụ ‘xây dựng trái phép tại phường Phước Thắng’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar