04/05/2024 14:00 GMT+7

Phụ nữ sau ly hôn: Chỉ yêu hay cưới?

Chị N.T.H. (40 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) ly hôn chồng được hơn 2 năm nay. Chị kể, sau khi ly hôn chị như thoát ra khỏi một gánh nặng.

Chị em càng vững vàng càng dễ lựa chọn con đường phù hợp nhất là cưới nữa hay chỉ yêu - Ảnh: H.T.

Chị em càng vững vàng càng dễ lựa chọn con đường phù hợp nhất là cưới nữa hay chỉ yêu - Ảnh: H.T.

"Tôi 46 tuổi, đã ly hôn được 4 năm, đang một mình nuôi hai con nhỏ, suốt 4 năm độc thân mình vẫn mong muốn có một cuộc hôn nhân mới hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên khi tiếp xúc với nhiều người đàn ông: hơn tuổi có, kém tuổi có, trai tân kém 2-5 tuổi muốn cưới có, đã ly hôn muốn cưới có... nhưng sau đó phần lớn là mình tự từ bỏ họ" - một câu chuyện đăng trên group chị em vài ngày nay và thu hút nhiều bình luận, chia sẻ.

Có hai luồng ý kiến góp ý với chủ "status" này. Có người nói sau ly hôn, thoát ra được nỗi khổ của hôn nhân rồi còn lao vào làm gì. Ý kiến khác: nếu có người tốt thì cứ đón nhận để nương tựa sau này, nhất là khi con đã lớn.

Chị N.T.H. (40 tuổi, ngụ TP Thủ Đức, TP.HCM) ly hôn chồng được hơn 2 năm nay. Chị kể, sau khi ly hôn chị như thoát ra khỏi một gánh nặng.

Chỉ muốn yêu, không cưới thêm nữa

Chị H. kể chị có hai con trai, từ khi cưới vợ chồng chị đã "trục trặc", sống không hạnh phúc.

Thời gian yêu nhau chẳng phát hiện ra điều gì không hợp, như càng trái dấu càng thấy hút nhau. Thế nhưng khi sống cùng nhau, cùng mưu sinh và gánh nặng cơm áo gạo tiền, hai vợ chồng chị ngày càng phát hiện khác nhau rất nhiều thứ như về quan điểm, sở thích, cách nhìn cuộc sống, cách giải trí...

Ngày trẻ chị ráng động viên chính mình "ai mà không có điểm xấu, ráng thích nghi mà sống". Kết quả của "ráng thích nghi" là chị có hai cậu con trai.

Sau đó, chị lại nghĩ ráng giữ gia đình này để hai con có một gia đình đúng nghĩa. Nhưng khi người ta có tuổi, sống quá lâu với nhau lại không hợp thì càng ngày càng cảm thấy nặng nề. Chị H. và chồng chị phải hạn chế nói chuyện, trao đổi với nhau vì nếu không dễ dẫn đến to tiếng.

Cứ người này thấy đúng thì người kia thấy sai và ngược lại... Sự bất đồng ngày càng tăng lên, đến mức khi nhìn lại cả hai vợ chồng chị không thể hiểu được tại sao hai người lại có thể từng yêu nhau.

Sống không hợp nên vợ chồng chị khó tránh được những cuộc cãi vã và con cái cũng phải chịu đựng những cuộc cãi vã này. Ở trong nhà không khí rất nặng nề.

Chồng chị H. rất hiếm khi ăn cơm nhà cùng vợ con. Anh lấy cớ có công việc, khách hàng đi nhậu đến khuya mới về, đêm nào chị cũng phải đợi cửa.

Nhiều đêm chị H. thấy bực bội vì buồn ngủ mà vẫn phải đợi chồng. Thà anh đi công việc gì chị không nói, đằng này khi về toàn hơi bia rượu, chị nghĩ mà tức.

Cuối cùng, chị đề nghị ly hôn. Anh chồng chị có vẻ cũng chỉ đợi chị đề nghị vậy nên đồng ý chia tay ngay khi chị mở lời.

Chị H. vốn xinh đẹp. Dù 40 tuổi nhưng nhìn chị chỉ tầm như 30. Sau khi ly hôn, chị tham gia nhiều hội nhóm và cũng có nhiều người để ý, thậm chí có người muốn kết hôn. Thế nhưng chị chia sẻ kết hôn một lần là sợ lắm rồi.

Giờ gặp người tốt chị vẫn sẽ yêu. Lúc nào vui vẻ thì đi hẹn hò, trao cho nhau những gì tốt đẹp nhất, còn lại thì ai về nhà người đó. Chị H. cho rằng chỉ khi yêu mới có vẻ lãng mạn, quan tâm... còn khi lấy nhau rồi sao mà khác thế!

Chim sợ cành cong, nhưng cây nhiều cành thẳng

Trở lại câu chuyện của người phụ nữ đầu bài báo này, nhiều chị em đã có lời khuyên rất chân thành với chị. Một người đi trước từng ly hôn và đã tái hôn nói chưa thấy chị nhắc đến suy nghĩ của các con, trong khi các con đang tuổi nhạy cảm.

"Ở tuổi bốn mấy, năm mươi nên yêu đương kín đáo, tập trung xây dựng nội tâm bền vững, ổn định để đồng hành với con. Nếu nhất định phải kết hôn nữa, chính bạn phải ổn và vững vàng" - ý kiến góp ý nêu.

Phụ nữ thường yếu đuối, nhưng ở lựa chọn ly hôn rồi có nên tái hôn không thì hàng trăm chị em góp ý họ đã "sợ lắm rồi". Có người lo đàn ông đã qua ly hôn có thể cũng nhiều bất ổn. Nếu muốn tái hôn, các chị cũng phải tích cực để hòa hợp vì đàn ông tốt thì khó tinh ý, lãng mạn; mà tinh ý, lãng mạn thì khó chung thủy, bởi không có ai hoàn hảo.

Nếu thế không lẽ phụ nữ (và cả nam giới) đã ly hôn phải... ở vậy? Chị N.H.N. (42 tuổi, ngụ Q.1, TP.HCM) lấy chồng khá sớm, sau đó sinh liền hai bé cách nhau có 1 tuổi. Còn quá trẻ, chưa có hành trang kiến thức gì về cuộc sống hôn nhân, gia đình mà chị N. đã lập gia đình và sinh hai con ngay rồi hoàn toàn vỡ mộng. Hôn nhân kết thúc sau đó 5 năm.

Cũng may nhà ba mẹ chị có kinh tế. Sau ly hôn, chị N. nhờ ba mẹ chăm hai con cho mình và sang Bỉ học thạc sĩ. Tại đây, chị đã gặp một người thầy người Bỉ. Hai người có khoảng 2 năm yêu đương và đi đến kết hôn.

Trước khi kết hôn, chị ra điều kiện: "Sẽ sống ở Việt Nam nên nếu anh ấy muốn cưới thì về Việt Nam ở chứ không đi đâu cả". Anh đồng ý về Việt Nam sống cùng chị, xin dạy tại một trường đại học ở TP.HCM và đi lại giữa Việt Nam - Bỉ. Sau khi cưới, chị N. sinh thêm ba con.

Hiện tại chị N. có năm con. Hai bé là con riêng của chị cũng ở cùng với anh chị luôn. Cứ đến dịp hè, anh chị lại đưa cả năm bé về Bỉ để thăm cha mẹ anh bên đó.

Gặp chị N. ai cũng thấy chị rất hạnh phúc, vui tươi, cười nhiều. Chị cho rằng không cuộc hôn nhân nào giống cuộc hôn nhân nào. Cuộc hôn nhân thứ hai của chị khác hẳn cuộc đầu tiên. Chị còn hay khoe rằng: "Cuộc hôn nhân thứ hai giống như ông trời đã mang anh nhà đến để bù đắp những đau khổ mà chị phải chịu trong cuộc hôn nhân đầu".

Anh V.Q.H. (38 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã ly hôn cách đây 6 năm. "Lấy ai nếu tái hôn" - có người hỏi anh. "Có thể mình chưa gặp một người phụ nữ từng ly hôn có sức cuốn hút. Trong chuyện tình cảm thì chưa thể nói trước được điều gì cả. Tiêu chuẩn cũng sẽ bị tan biến nếu như gặp được người mà mình thấy rung động, cuốn hút", anh H. cho hay.

Cưới nữa hay thôi, vấn đề vẫn là ở nội lực và nội tâm của mỗi người phụ nữ. Nếu mạnh khỏe, giỏi giang, nhiều kiến thức, mỗi chị sẽ có lựa chọn cho riêng mình.

TS Ngô Xuân Điệp, khoa tâm lý Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho rằng phụ nữ nên kết nối với chính bản thân mình, con người thật của mình, xem mình mong muốn gì ở cuộc sống này, cái gì phù hợp với mình, cái gì làm mình vui, mình thoải mái... từ đó sẽ có sự lựa chọn, quyết định.

Vợ ở nhà chăm con, nội trợ là 'vô dụng', chồng nuôi?

Phụ nữ ở nhà chăm sóc, dạy dỗ con cái, quán xuyến trong ngoài nhà cửa thì cũng là ra sức lao động, vất vả không kém, sao nói là không đóng góp gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mùi bếp

Đi quanh quanh, nhớ mùi bếp, lúc nào tôi cũng dòm thử xem có khói bếp bay lên quấn quýt từ những căn bếp mà tôi đoán là thường ở phía sau những ngôi nhà, kiểu miền quê.

Mùi bếp

Bạn trẻ Ninh Thuận hào hứng với Chuyến xe hướng nghiệp Đức

Hằng trăm học sinh, sinh viên Ninh Thuận đã trực tiếp trải nghiệm và tham gia tìm hiểu thông tin về giáo dục, đào tạo nghề và việc làm tại Đức tại chương trình “Chuyến xe hướng nghiệp Đức” được tổ chức tại tỉnh này.

Bạn trẻ Ninh Thuận hào hứng với Chuyến xe hướng nghiệp Đức

Hơn 1.000 thanh niên công nhân được khám, cấp thuốc miễn phí

Hàng ngàn đoàn viên thanh niên công nhân lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy ở Nghệ An được khám bệnh, tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí.

Hơn 1.000 thanh niên công nhân được khám, cấp thuốc miễn phí

Tận dụng kỳ nghỉ hè để gần con thêm một chút

Hè này cho con làm gì? Gửi về quê nhờ ông bà chăm? Chia phiên nghỉ để thay nhau trông con? Hay tiếp tục cắm cúi giữa guồng quay "lo ăn, lo học, lo chơi"…

Tận dụng kỳ nghỉ hè để gần con thêm một chút

Bạn đọc Tuổi Trẻ góp sức thực hiện điều ước cho bệnh nhi ung thư

Hướng đến Ngày Quốc tế thiếu nhi 1-6, chương trình “Tiếp sức hoa mặt trời” năm 2025 do báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức đã nhận được sự đồng hành của đông đảo bạn đọc với mong muốn gửi tặng những phần quà ước nguyện đến các em nhỏ đang điều trị ung thư.

Bạn đọc Tuổi Trẻ góp sức thực hiện điều ước cho bệnh nhi ung thư

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó

Hiện ngày càng nhiều người nước ngoài cưới vợ Việt, nhưng đôi khi gặp không ít 'thử thách' do văn hóa khác biệt.

Rể Tây kể chuyện cưới vợ Việt, nghe đến đâu 'thương' đến đó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar