24/04/2024 13:50 GMT+7

Vì sao không tranh giành, chấp nhận trắng tay khi ly hôn?

Kết thúc cuộc hôn nhân 5 năm, anh Nguyên tay trắng ra ở trọ, không lấy đồng nào từ tiền bán đi căn chung cư từng là tổ ấm của vợ chồng.

Một số người chọn ra đi tay trắng khi ly hôn vì không muốn tranh giành tài sản - Ảnh minh họa: Pinterest

Một số người chọn ra đi tay trắng khi ly hôn vì không muốn tranh giành tài sản - Ảnh minh họa: Pinterest

Ngoài việc đem trả dứt nợ ngân hàng và người thân cho khoản vay hồi mua chung cư, số tiền dư còn lại anh chủ động nhường hết cho người vợ vừa ly hôn, dù anh vẫn có quyền đòi chia phần, do đó là tiền bán căn nhà được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.

Không muốn tranh giành với người từng là bạn đời

Trong đời sống không khó thấy một số người, cả nam lẫn nữ, như anh Nguyên, chọn ly hôn và ra đi tay trắng, dù trong hôn nhân có của cải chung như nhà cửa, tiền tiết kiệm, thậm chí mất cả tài sản tích lũy riêng.

Anh Thành Nguyên (đã đổi tên, ở quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho hay hồi mới cưới vào năm 2016, vợ chồng anh có mua một căn chung cư ở quận Bình Tân vào năm 2016, giá 1,3 tỉ đồng. Tổ ấm được dựng lên bằng số tiền tích cóp ít ỏi từ đồng lương cả hai, cộng với vay mượn người thân và ngân hàng với số tiền chiếm hơn một nửa giá trị căn hộ.

Có nơi an cư, nhưng gánh nặng tài chính đè lên vai đôi vợ chồng trẻ khi số tiền phải trả hằng tháng gần 15 triệu đồng cả gốc lẫn lãi, phải vay đầu này đắp đầu nọ dù tiết kiệm hết mức.

Sức ép tiền bạc, cộng thêm một số mâu thuẫn từ việc không có tiếng nói chung, tháng 5-2021, họ chính thức ly hôn. Đồng thời bán luôn căn chung cư "vừa ở vừa góp" ở được 5 năm, cũng là tài sản chung duy nhất.

Chung cư bán được 1,7 tỉ qua môi giới, cả hai sau đó đem trả dứt nợ ngân hàng và người thân cho vay hồi mua nhà, cùng với các khoản nợ vay để có vốn làm ăn, xoay xở lúc khó khăn. Còn dư một khoản, anh Nguyên đưa hết cho vợ cũ, chấp nhận ra đi tay trắng và không có con chung.

"Tôi đưa hết để cô ấy có vốn làm ăn nhỏ sau khi ly hôn. Mình là đàn ông, cũng không so đo đòi chia đôi tiền làm gì với người từng là vợ mình. Lúc đó, tôi còn lương đi làm hằng tháng, cũng đủ sống", người đàn ông hiện 36 tuổi, đang làm việc tại một cơ quan nhà nước, tâm sự về cái kết của cuộc hôn nhân kéo dài 5 năm.

Chẳng buồn tính toán giữ lại một đồng khi ly hôn

Tương tự, dù không có căn nhà là tài sản chung như anh Nguyên, chị Đỗ Thư cũng lựa chọn tay trắng sau ly hôn, đưa hết cho chồng cũ khoản tiền tiết kiệm chung của hai người.

Chị cho biết lúc lấy nhau, chồng đưa tiền lương cho em gái của anh giữ vì nghĩ vợ tiêu xài hoang phí, dù chị chưa hề tiêu tiền của anh, khi hẹn hò thì thay nhau trả. Về sau, mỗi tháng anh đưa chị 1/3 tiền lương của anh, và giảm dần con số theo các tháng.

"Tôi cũng không buồn hỏi. Tôi lấy tiền đó trả tiền thuê nhà và gửi tiết kiệm chung. Còn chi phí sinh hoạt của hai vợ chồng và quà cáp lễ, Tết cho bố mẹ hai bên thì dùng lương của tôi", chị Thư nói.

Chua chát hơn, có lần chồng ở ngoài đường hỏi vợ rằng nhà có thức ăn chưa, chị Thư bảo có rồi nhưng anh thích ăn gì cứ mua thêm thì chồng nhắn lại: "Ngu gì mất thêm tiền, mỗi tháng đã đưa cô một khoản rồi".

"Sau này khi ly hôn, tôi chuyển lại cho anh ấy toàn bộ số tiền tiết kiệm chung của cả hai, không buồn giữ lại một đồng. Còn tiền sinh hoạt chung với nhau bao năm coi như tôi nuôi", chị chia sẻ.

Từ câu chuyện tay trắng sau ly hôn của mình, chị Thư nhận định: "Khi kết hôn, vợ chồng có thể lập quỹ chung và quỹ riêng, tùy thỏa thuận mỗi gia đình. Nhưng những tài sản có giá trị lớn như nhà cửa nếu được mua sau khi kết hôn thì phải là của chung. Điều này có thể nói ngay từ đầu".

Việc bàn bạc, thậm chí phân chia tài sản chung - riêng trước khi bước vào hôn nhân cũng là cách đề phòng rủi ro và cam kết trách nhiệm thực hiện của cả hai bên.

Lo sợ khi đưa hết tiền riêng cho chồng

Không phải ly hôn, nhưng cũng nơm nớp lo lắng khi góp hết vốn riêng cho chồng làm ăn, góp vào công ty chồng, chị Thu Hiền (ở TP.HCM) tự nhận mình "sao mà ngu quá".

Trước đây, chị Hiền là người nắm tài khoản công ty, tiền chuyển ra chuyển vào thế nào chị đều tự ra ngân hàng làm hết. Sau khi sinh con thứ hai, thấy không đủ thời gian và sức lực quán xuyến, chồng lại ngọt nhạt bảo để anh giữ tài khoản, chị nghe theo.

Nhưng khi con lớn hơn chút, chị bảo mình dần tỉnh ra, trăn trở xem làm thế nào để lấy lại quyền quản lý tài khoản đó. Nếu chồng cố tình không đưa lại, chị có nguy cơ mất quyền quản lý tài chính và có thể gặp rủi ro khi mất hết tiền tiết kiệm riêng.

Theo bạn, vợ chồng lập quỹ chung và có quỹ riêng để phòng thân như thế nào cho hợp lý? Bạn có lời khuyên gì cho những người góp hết tiền riêng cho nửa kia lập nghiệp? Mời bạn chia sẻ câu chuyện, bài học về địa chỉ email [email protected]. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Ly kỳ vụ đòi quyền nuôi con sau ly hôn vì vợ cũ có gia đình mới

Phán quyết của hai cấp tòa án trong vụ kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn hoàn toàn trái ngược nhau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đưa kinh nghiệm dân gian vào trí tuệ nhân tạo cảnh báo sạt lở, thiên tai

Kinh nghiệm dân gian, hình ảnh thực tế và đóng góp cộng đồng là những dữ liệu quan trọng để trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống GIS, bản đồ số cảnh báo sớm sạt lở, thiên tai.

Đưa kinh nghiệm dân gian vào trí tuệ nhân tạo cảnh báo sạt lở, thiên tai

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Ngày 3-7, mạng xã hội xôn xao video ghi lại cảnh người đàn ông dùng máy bay không người lái cột dây bay ra giữa sông lần lượt đưa hai em nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước chảy xiết lên bờ.

Kịch tính pha lái máy bay phun thuốc sâu cứu 2 trẻ kẹt giữa dòng nước xiết

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Liên quan vụ thiếu tá cảnh sát giao thông hy sinh khi làm nhiệm vụ, Công an tỉnh Lai Châu đang tạm giữ hình sự người lái xe máy tông thẳng vào cán bộ này.

Tạm giữ hình sự người lái xe máy tông vào cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa

Huấn luyện nhảy dù là một trong những nội dung quan trọng trong công tác huấn luyện, đào tạo phi công, góp phần nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời cũng như xử lý tốt các tình huống tác chiến trên không và mặt đất.

Phi công bung dù như những bông hoa 'nở' trên bầu trời Tuy Hòa

Công nhân cùng nhau đi thiện nguyện

Họ là những công nhân từ khắp nơi, gặp nhau tại TP.HCM và có cùng đam mê làm thiện nguyện. Từ nhóm nhỏ, họ dần kết lại với nhau và hình thành Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện Khu chế xuất Tân Thuận.

Công nhân cùng nhau đi thiện nguyện

Nữ bí thư xã phát biểu xúc động trong lễ sáp nhập tỉnh Đắk Lắk: Lời tâm huyết từ công tác cơ sở

Bí thư Đảng ủy xã Ea Knuếc ở Đắk Lắk có bài phát biểu xúc động trong lễ công bố thành lập tỉnh sáng 30-6, nhận nhiều lời khen từ nhân dân và cộng đồng mạng.

Nữ bí thư xã phát biểu xúc động trong lễ sáp nhập tỉnh Đắk Lắk: Lời tâm huyết từ công tác cơ sở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar