02/01/2019 21:25 GMT+7

Phụ nữ bước vào đền thiêng, biểu tình nổi lên dữ dội ở Ấn Độ

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Đảng Bharatiya Janata Party (BJP) cầm quyền ở Ấn Độ đã lên tiếng kêu gọi biểu tình hai ngày khi có hai phụ nữ bước vào đền thiêng Sabarimala nhờ sự bảo vệ của cảnh sát.

Phụ nữ bước vào đền thiêng, biểu tình nổi lên dữ dội ở Ấn Độ - Ảnh 1.

Các tín đồ nam của đạo Hindu xuống đường tại Kochi, bang Kerala ngày 2-1 phản đối phụ nữ vào đền thiêng - Ảnh: REUTERS

Bang Kerala miền nam Ấn đã trở thành "chiến trường căng thẳng" cho cuộc đối đầu khốc liệt giữa phụ nữ Ấn ủng hộ quyết định của Tòa án tối cao với những người bảo thủ theo đạo Hindu và các thành viên Đảng BJP theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Narendra Modi.

Theo báo Hindustan Times, rạng sáng hôm nay (2-1), hai phụ nữ độ tuổi 40 đã vào được trong ngôi đền thiêng nhất Sabarimala của đạo Hindu ở huyện Pathanamthitta thuộc bang Kerala.

Có thể nói là họ đã phải lẻn vào đây từ cửa sau vì đền này được các tín đồ nam giới bảo vệ cẩn mật sau khi xảy ra việc nhiều nữ tín đồ muốn vào đây cầu nguyện.

Hai người sau đó đi ra ngoài trong sự bảo vệ của cảnh sát nhưng điều đó càng khiến những nhóm tín đồ bảo thủ tức giận.

Phụ nữ bước vào đền thiêng, biểu tình nổi lên dữ dội ở Ấn Độ - Ảnh 2.

Hai phụ nữ khoác đồ toàn đen đã thâm nhập được vào đền thiêng Sabarimala lúc rạng sáng 2-1 - Ảnh: REUTERS

Một mặt ban quản lý đền cho tiến hành "tẩy uế" ngay, mặt khác các nhóm tín đồ lập tức xuống đường phản đối sự "xâm phạm" của phụ nữ.

Truyền thông Ấn Độ cho biết biểu tình đã nổi lên nhanh chóng ở nhiều thành phố thuộc bang Kerala và cảnh sát đã phải sử dụng vòi rồng và lựu đạn cay để ngăn những người biểu tình quá khích ở thủ phủ Thiruvananthapuram thuộc bang Kerala.

Phụ nữ bước vào đền thiêng, biểu tình nổi lên dữ dội ở Ấn Độ - Ảnh 3.

Các tín đồ nam của đạo Hindu thực hiện nghi lễ tẩy uế trong đền thiêng sau khi có phụ nữ vào trong - Ảnh chụp màn hình

Sự kiện này xuất phát từ những tranh cãi liên quan đến việc cho nữ giới tiếp cận đền thiêng Sabarimala. Đền Sabarimala của đạo Hindu từng cấm phụ nữ ở "độ tuổi có kinh nguyệt" (10 - 50 tuổi) vào bên trong cầu nguyện.

Mặc dù Tòa án tối cao Ấn Độ đã bác bỏ lệnh cấm đó vào tháng 9-2018 nhưng các tín đồ nam giới vẫn tấn công những phụ nữ hành hương về ngôi đền và ngăn không cho họ vào.

Sau quyết định đó từng xảy ra các cuộc xuống đường đối đầu giữa hai bên ủng hộ và phản đối quyết định đó suốt trong nhiều tuần. Cảnh sát đã bắt giữ hơn 2.000 người do các vụ đụng độ.

Đáng chú ý là nhiều nhóm tín đồ cuồng tín của đạo Hindu và Đảng Bharatiya Janata theo chủ nghĩa dân tộc của Thủ tướng Narendra Modi đã cương quyết chống lại quyết định của cấp tòa án cao nhất.

Vụ việc gần nhất diễn ra hồi cuối tháng 12 khi một đám đông nam giới chặn 2 phụ nữ ở "độ tuổi có kinh nguyệt" vào địa điểm linh thiêng.

Phụ nữ bước vào đền thiêng, biểu tình nổi lên dữ dội ở Ấn Độ - Ảnh 4.

Những phụ nữ Ấn Độ xuống đường dựng "tường sống" đòi bình đẳng ở TP Kochi, bang Kerala ngày 1-1 - Ảnh: AFP

Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2019, khoảng 3 triệu phụ nữ Ấn Độ (cũng có nguồn tin nói đến 5 triệu người), thuộc mọi độ tuổi và mọi tầng lớp xã hội, đã ra đường xếp thành một hàng dài dọc theo đại lộ và đường cao tốc tại bang Kerala nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ về bình đẳng giới.

Theo hãng tin AFP, nhiều quan chức chính quyền đã tham gia sự kiện cũng có thể là sự kiện xếp hàng người lớn nhất thế giới này.

Theo hãng thông tấn Press Trust of India, nhiều trường học cũng cho học sinh nghỉ buổi sáng, thậm chí lùi lại kỳ thi kiểm tra cấp đại học để sinh viên học sinh có thể tham gia sự kiện.

Sự kiện xếp hàng mang tên "Bức tường phụ nữ" dài 620km diễn ra trong 15 phút và những người tham gia cam kết sẽ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và đấu tranh chống bạo lực.

Sabarimala là một quần thể đền Hindu nằm ở khu bảo tồn hổ Periyar ở bang Kerala, Ấn Độ.

Đây là địa điểm hành hương hằng năm lớn nhất thế giới với ước tính từ 30 đến 50 triệu tín đồ ghé thăm mỗi năm.

Phụ nữ bước vào đền thiêng, biểu tình nổi lên dữ dội ở Ấn Độ - Ảnh 6.

Các tín đồ Hindu xếp hàng chờ vào đền thiêng Sabarimala hồi tháng 10-2018 - Ảnh: REUTERS

Hầu hết các đền thờ Hindu cho phép phụ nữ vào thăm đền trong thời kỳ không có kinh nguyệt chứ không phải cấm triệt để phụ nữ vào đền trong độ tuổi trải rộng như chính sách ở đền thiêng Sabarimala. 

Trong một số cộng đồng người Hindu, việc phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt bước chân vào đền bị xem là làm "ô uế" đền thiêng. 

Hồi tháng 10-2018, đã có 2 phụ nữ tìm cách đi vào khuôn viên đền Sabarimala với sự bảo vệ của hơn 100 cảnh sát. Tuy nhiên, họ đã buộc phải rút lui sau cuộc đối đầu với những người biểu tình bên ngoài đền.

Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 16-5 tuyên bố sẽ 'gia tăng sức ép' cho đến khi Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng cho hòa bình.

EU dọa tung gói trừng phạt thứ 18, quyết tăng sức ép lên ông Putin

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar