05/03/2024 21:58 GMT+7

Phóng viên ảnh kỳ cựu Ishikawa Bun'yo: Nhà báo không có tuổi hưu

“Công việc của một nhà báo không dừng ở tuổi nghỉ hưu. Giá trị của một tấm ảnh không dừng ở tính thương mại. Ấn tượng của bài báo trên tờ báo in không lướt qua nhanh khi người đọc xếp lại trang báo…”.

Nhà báo Ishikawa Bun'yo cầm máy tác nghiệp ngay giữa buổi giao lưu - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhà báo Ishikawa Bun'yo cầm máy tác nghiệp ngay giữa buổi giao lưu - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Nhà báo - phóng viên ảnh Ishikawa Bun'yo nhấn mạnh trong buổi giao lưu "Nuôi dưỡng ngọn lửa nghề báo" tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ chiều 5-3.

Phóng viên ảnh tuổi 86

Tuổi 86, tóc bạc lưa thưa, dáng người thấp nhỏ, nhà báo Ishikawa Bun'yo gây bất ngờ cho các đồng nghiệp Tuổi Trẻ với trang báo đăng chùm ảnh ông chụp trận động đất hồi tháng 1-2024. "Nghe tin động đất, tôi cầm máy lên đường và kể lại câu chuyện của những người bị thiệt hại. Có bốn tờ báo đã đăng ảnh của tôi".

Ở Nhật, tuổi nghỉ hưu là 60 nhưng ông Ishikawa chưa bao giờ nghỉ, vẫn tiếp tục những câu chuyện bằng ảnh của mình.

Ông "bật mí" một dự định: "Sang năm, kỷ niệm 50 năm chấm dứt chiến tranh Việt Nam, tôi sẽ trở lại chụp một số tấm ảnh để kể câu chuyện về sự đổi thay của cảnh vật, thành phố, con người xuyên quá khứ - hiện tại - tương lai, như là một cô bé ở Tây Ninh mà tôi đã chụp năm cô 10 tuổi. Khi ấy cô đã phải chứng kiến người thân của mình bị giết, và bây giờ thì vết thương lòng đã được chữa lành".

Ông Ishikawa giới thiệu trang báo có ảnh của mình chụp trận động đất ở Nhật Bản tháng 1-2024 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Ông Ishikawa giới thiệu trang báo có ảnh của mình chụp trận động đất ở Nhật Bản tháng 1-2024 - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Những đồng nghiệp trẻ chỉ biết đến chiến tranh qua sách vở, phim ảnh, báo chí, tài liệu và qua những tấm ảnh ám khói súng của ông có rất nhiều câu hỏi, và Ishikawa chia sẻ câu chuyện riêng mà ông bảo rằng chưa bao giờ nói ra với ai.

Các bạn hãy nhớ: Sứ mệnh của chúng ta là truyền tải lại những câu chuyện đẹp - xấu, chiến tranh - hòa bình, bình thường - không bình thường… và sứ mệnh ấy không kết thúc ở tuổi nghỉ hưu.

Việt Nam như là quê hương

Khi cuộc chiến Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, Mỹ trực tiếp tham chiến, Ishikawa kể hãng đã cử ông sang Việt Nam làm phóng sự. Và thế là ông có mặt giữa cuộc chiến tranh. Trong khi ông nội của ông cũng từng mất trong chiến tranh.

"Lúc đầu chỉ là công việc, nhưng rồi khi chụp ảnh những người dân Việt Nam phải chết, mất nhà cửa, trẻ em cũng trở thành nạn nhân của chiến tranh, chất độc da cam làm hại nhiều thế hệ… thì tôi cảm thấy một sự gắn bó vì những điều này đã từng xảy ra trên quê hương Okinawa của tôi. 

Đây là bức ảnh quen thuộc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà tác giả chính là Ishikawa Bun'yo - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Ông Ishikawa Bun'yo tác nghiệp ở Cà Mau năm 1967 - Ảnh: NVCC

Ông Ishikawa Bun'yo tác nghiệp ở Cà Mau năm 1967 - Ảnh: NVCC

Các em nhỏ ở khu nhà tập thể Hai Bà Trưng, Hà Nội vừa bị ném bom - Ảnh: Ishikawa Bun'yo

Các em nhỏ ở khu nhà tập thể Hai Bà Trưng, Hà Nội vừa bị ném bom - Ảnh: Ishikawa Bun'yo

Tôi đã tác nghiệp 4 năm trong chiến tranh Việt Nam, và còn tham gia nhiều cuộc chiến khác nữa như Afghanistan, Syria, Somalia và đến giờ là một trong những phóng viên chiến trường lớn tuổi nhất còn sống. Có 15 phóng viên Nhật Bản đã mất trong chiến tranh Việt Nam, có người chỉ mới đến làm việc được 1 tuần.

Kể câu chuyện chiến tranh ấy cho thế giới biết, kể lại quá khứ cho thế hệ sau biết, tiếp tục tìm hiểu những thay đổi trong hòa bình… ấy là sứ mệnh của người chụp ảnh, của nhà báo, và cũng là sứ mệnh với những người đã chết nữa".

Báo không mất được, đừng lo!

Ông vẫn tiếp tục chụp ảnh, tiếp tục làm báo đến tận tuổi 86 này, không chùn tay trước những cuộc cách mạng vũ bão của truyền thông. Theo ông, giữa dòng chảy thời gian, vẫn có những thứ bất biến: đó là những câu chuyện của thân phận con người cần được kể lại, những điều đúng đắn cần phải làm, những giá trị cần được gìn giữ.

Người làm báo phải thấu cảm được và những tấm ảnh phải nói lên được câu chuyện mình muốn kể, quan điểm mình muốn nói. "Các bạn hãy tin rằng cuộc đời vẫn tiếp tục và báo không thể mất được", người phóng viên kỳ cựu nói.

Phóng viên ảnh Quang Định:

Phóng viên ảnh Quang Định: "Ông đã vượt qua sự ám ảnh tàn khốc của những hình ảnh chiến tranh như thế nào?" - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Phóng viên ảnh kỳ cựu Ishikawa Bun'yo: Nhà báo không có tuổi hưu- Ảnh 8.

"Sứ mệnh kể lại những câu chuyện quá khứ cho thế hệ sau là động lực để tôi vượt qua tất cả" - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Đại diện Chi hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản báo Tuổi Trẻ tặng quà kỷ niệm cho ông Ishikawa Bun'yo - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Đại diện Chi hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản báo Tuổi Trẻ tặng quà kỷ niệm cho ông Ishikawa Bun'yo - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN

Những câu chuyện còn rất dài nhưng buổi giao lưu phải có giới hạn. Trước lúc kết thúc, ông Ishikawa tiếp tục "bật mí": "Kho ảnh chụp chiến tranh Việt Nam của tôi có tới 15.000 tấm ảnh và nhiều câu chuyện tôi vẫn đang tiếp tục chụp. Hơn 500 tấm đã công bố, nếu cần, các bạn cứ tự nhiên sử dụng mà không cần xin phép tôi.

Để tiếp cận được thêm nhiều độc giả, ngoài việc xuất bản những album ảnh to và dày, tôi cũng làm những tập ảnh nhỏ hơn, mỏng hơn, rẻ tiền hơn".

Sinh nhật bất ngờ

Bất ngờ cuối cùng là bó hoa và chiếc bánh sinh nhật mà báo Tuổi Trẻ chuẩn bị để mừng ông sẽ tròn 86 tuổi vào ngày 10-3 tới. Ông cười tươi thổi nến và tiếp tục lên đường tác nghiệp.

Phóng viên ảnh kỳ cựu Ishikawa Bun'yo: Nhà báo không có tuổi hưu- Ảnh 10.

Ông Ishikawa Bun'yo thổi nến mừng sinh nhật sớm tại báo Tuổi Trẻ - Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN


Gặp Ishikawa Bunyo - phóng viên chiến trường từng chụp ảnh ở cả hai miền Việt Nam thời chiến

'Với tôi, hòa bình là khi có thể sống một cuộc sống bình thường: đi học, đi làm, đọc sách, làm nông' - cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo nghĩ về chiến tranh khi xưa và hòa bình hôm nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar