04/03/2024 14:26 GMT+7

Gặp Ishikawa Bunyo - phóng viên chiến trường từng chụp ảnh ở cả hai miền Việt Nam thời chiến

'Với tôi, hòa bình là khi có thể sống một cuộc sống bình thường: đi học, đi làm, đọc sách, làm nông' - cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo nghĩ về chiến tranh khi xưa và hòa bình hôm nay.

Cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo kể với sinh viên Việt Nam về tác nghiệp trong chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh do chính ông chụp - Ảnh: HỒ LAM

Cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo kể với sinh viên Việt Nam về tác nghiệp trong chiến tranh Việt Nam qua những bức ảnh do chính ông chụp - Ảnh: HỒ LAM

Sáng 4-3, buổi nói chuyện chuyên đề Việt Nam trong mắt cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo diễn ra tại hội trường Văn khoa, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).

Sự kiện thuộc chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, do khoa báo chí và truyền thông phối hợp khoa Nhật Bản học của trường tổ chức.

Ở chiến trường người ta không nghĩ đến cuộc đời của đối phương

Trong khán phòng đối thoại với sinh viên, cựu phóng viên chiến trường Ishikawa Bunyo chống gậy bước lên sân khấu để bắt đầu cuộc trò chuyện. Ông nói năm nay mình 86 tuổi, nên phải chống gậy để bước đi.

Tuy vậy ông vẫn không quên việc cầm theo chiếc máy ảnh và đi xung quanh khán phòng chụp những khoảnh khắc đáng nhớ của buổi giao lưu.

Ông Ishikawa Bunyo năm nay đã 86 tuổi, chống gậy nhưng vẫn không quên cầm theo vật "bất ly thân" là chiếc máy ảnh - Ảnh: HỒ LAM

Ông Ishikawa Bunyo năm nay đã 86 tuổi, chống gậy nhưng vẫn không quên cầm theo vật "bất ly thân" là chiếc máy ảnh - Ảnh: HỒ LAM

Ông Ishikawa Bunyo đến miền Nam Việt Nam trong vai trò phóng viên ảnh. Ông sống và làm việc tại đây từ đầu năm 1965. Phòng trọ của ông Ishikawa ở Sài Gòn.

"Tôi là một ký giả tự do, tự bỏ chi phí để đi tác nghiệp. Vì không có tiền nên tôi đã mượn một phòng ở nhà của người Việt Nam biết nói tiếng Nhật.

Nhà vệ sinh, phòng tắm dùng chung với gia đình chủ nhà. Tôi xách nước về để tắm. Tiền ăn một tháng là 30 đô la" - ông kể về giai đoạn mới đến Việt Nam.

Phòng trọ của ông Ishikawa ở Sài Gòn - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Phòng trọ của ông Ishikawa ở Sài Gòn - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Dấu chân của ông đi qua những nơi tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh. Ông đã ghi lại nhiều khoảnh khắc của người dân trong chiến tranh.

Có lần, bắt gặp khoảnh khắc những người lính Mỹ đang cười trước cái chết của những người lính du kích Việt Nam, ông đã chụp lại.

Ông Ishikawa Bunyo bày tỏ suy nghĩ: "Người lính du kích bị giết cũng có cuộc đời, có gia đình của họ. Nhưng ở chiến trường, người ta không nghĩ gì đến cuộc đời của đối phương".

Ông cũng là một trong những phóng viên chiến trường hiếm hoi có thể đến và tác nghiệp được ở cả miền Bắc và miền Nam Việt Nam trong chiến tranh.

Hòa bình, sinh mạng là những điều rất quý giá

Chủ đề trong những bức ảnh của ông Ishikawa đa số là con người, đặc biệt là những đứa trẻ.

Lý giải điều này, ông nói: "Trong chiến tranh có rất nhiều người phải nằm xuống. Người lớn hy sinh và họ để lại những đứa bé. Người dân ngày đó thường phải chứng kiến cảnh ai đó trong số những người thân của mình bị thương hoặc ra đi vì chiến tranh.

Nhân dân thời chiến đều có hầm trú ẩn. Người mẹ bị thương ngay trên nắp hầm - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Nhân dân thời chiến đều có hầm trú ẩn. Người mẹ bị thương ngay trên nắp hầm - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Tôi muốn truyền tải một điều rằng sinh mạng là thứ rất quý giá. Hòa bình cũng vậy.

Với tôi, hòa bình chỉ đơn giản là khi con người ta có thể sống một cuộc sống bình thường như: đi học, đi làm, đọc sách, làm nông...".

Trò chuyện cùng sinh viên Việt Nam, ông Ishikawa bày tỏ: "Người trẻ Việt Nam và Nhật Bản đều nên biết chiến tranh là gì, nó đã từng diễn ra như thế nào. Biết để mà trân quý giá trị của hòa bình hôm nay".

Ishikawa - người bạn văn hóa của Việt Nam

TT - Phóng viên nhiếp ảnh quốc tế Ishikawa Bunyo vừa nhận huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa thông tin” do Bộ Văn hóa - thông tin trao tặng trong buổi lễ trọng thể tổ chức tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP.HCM) sáng 25-11.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam thông báo việc Chính phủ Ấn Độ ‘có một bước đi ngoại lệ’ là kéo dài thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam theo đề nghị của phía Việt Nam.

Ấn Độ 'có bước đi ngoại lệ' gia hạn thời gian lưu giữ xá lợi Đức Phật tại Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Chào đón hè 2025, một số sân khấu đã lên sàn tập và chốt lịch diễn kịch thiếu nhi.

Kịch thiếu nhi hè: vòng quanh thế giới

Lê Bê La ghen điên đảo

Lê Bê La có vai diễn đặc biệt trên sân khấu sau 10 năm vắng bóng, đó là Lê Bê Chi - người vợ đau khổ với những cơn ghen thái quá.

Lê Bê La ghen điên đảo

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương

Hai chiếc áo thường phục của hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, được một người ở Mỹ tặng lại TP Huế để trưng bày. Áo vừa hồi cố hương.

Hai chiếc áo của hoàng thái hậu Từ Cung từ Mỹ hồi cố hương
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar