17/01/2019 16:47 GMT+7

Phong trào ‘2009-2019’: có vẻ thú vị nhưng coi chừng... sập bẫy

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter đang rộ lên trào lưu #10yearschallenge (thách thức 10 năm) chia sẻ hình ảnh “ngày ấy - bây giờ” với rất đông người hưởng ứng.

Phong trào ‘2009-2019’: có vẻ thú vị nhưng coi chừng... sập bẫy - Ảnh 1.

Ảnh thách thức 10 năm của ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg - Ảnh: GETTY IMAGES

Với nhiều người, trò chơi này đơn giản là một khoảnh khắc tự nhìn lại sau 10 năm để thấy diện mạo bản thân đã thay đổi ra sao dưới "sức tàn phá" của thời gian. Theo đó, nó đơn thuần mang ý nghĩa vui vẻ, giải trí.

Tuy nhiên, trang web chuyên bàn sâu về các khía cạnh bảo mật thông tin Wired chia sẻ quan điểm của tác giả Kate O’Neil về xu hướng đang nổi lên này với khuyến cáo đáng suy nghĩ về những hệ quả có thể nhiều người chưa lường tới liên quan tới trò chơi "thách thức 10 năm".

Dữ liệu cho công nghệ nhận diện?

Thử hình dung tình huống bạn muốn đào tạo một thuật toán nhận diện các đặc trưng về diện mạo liên quan tới tuổi tác, cụ thể hơn là sự thay đổi diện mạo khi tuổi tác tăng thêm. Đương nhiên trong tình huống đó bạn sẽ muốn thu thập được một lượng dữ liệu cực lớn với rất nhiều ảnh chân dung của mọi người.

Để sử dụng dữ liệu đó cho mục đích phát triển thuật toán nhận diện đang cần, bạn sẽ phát triển thuật toán hiệu quả hơn khi biết các bức ảnh chân dung của cùng một người được chụp ở khoảng cách thời gian chính xác là 10 năm.

Dĩ nhiên cũng có người nói những bức ảnh này người dùng đã tải lên sẵn trên tài khoản Facebook của họ rồi. Thời gian chụp ảnh cũng có thể xác định được thông qua dữ liệu file. Tuy nhiên nếu gom cả một đống hỗn độn những hình ảnh đó rồi mới phân loại, lọc lựa theo mốc thời gian để so sánh, đối chiếu thì sẽ vô cùng tốn công.

Chưa kể là không phải ai cũng đăng hình ảnh theo tiến trình thời gian chụp. Thêm nữa, không phải ai cũng dùng ảnh chân dung họ làm hình ảnh đại diện cho tài khoản Facebook.

Nói cách khác, trò chơi "thách thức 10 năm" sẽ giúp ai đó đang có nhu cầu phát triển thuật toán nhận diện có liên quan tới những đặc trưng tuổi tác có thể tiếp cận những dữ liệu họ cần sau khi đã được gắn nhãn thông tin rõ ràng, cụ thể.

Hầu hết người dùng khi tham gia trò chơi này đều cung cấp những thông tin hữu ích như "tôi năm 2008 và tôi năm 2018"; hoặc có khi gồm cả địa điểm, thời gian chụp ảnh kiểu như "ảnh năm 2008 tại ĐH nào đó", do ai chụp và ảnh năm 2018 khi đi thăm đâu đó…

Và như vậy, nhờ thông tin đó, mạng xã hội đã là nguồn cung cấp bộ dữ liệu rất lớn gồm các bức ảnh được chọn lọc của mọi người với khoảng cách thời gian từ 10 năm trước và hiện tại.

Cũng sẽ có người lập luận là chưa chắc người dùng đã sử dụng hình ảnh chính xác như quy định của trò chơi thách thức 10 năm. Tuy nhiên khi mã chủ đề "#10YearChallenge" được khuếch trương, dữ liệu liên quan sẽ tăng lên nhanh chóng và độ chính xác cũng có tỉ lệ cao hơn, theo Wired.

Đó là chưa kể các thuật toán nhận diện hiện tại đã tinh vi hơn rất nhiều, đủ khả năng để nhận ra mặt người chứ không phải gì khác. Do đó nếu bạn upload (tải lên) hình ảnh một con mèo chẳng hạn, nó sẽ nhận ra ngay và loại bỏ luôn.

Facebook bác chuyện thu thập dữ liệu

Mạng xã hội Facebook tuyên bố họ không liên quan gì tới "trend" mới này, nói đó chỉ là phong trào do chính người dùng xới lên và lôi kéo được đông đảo mọi người tham gia.

Một người phát ngôn của Facebook nói: "Facebook không khởi xướng chuyện này và việc đăng những hình ảnh so với của người dùng cũng đã có trên Facebook. Facebook không hưởng lợi gì trong chuyện này cả".

Liên quan việc này, Facebook cũng nhắc lại với người dùng là họ có thể tùy chọn tắt/bật tính năng nhận diện bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên ngay cả khi trò chơi mới này không liên quan gì với Facebook thì trong các năm qua, dư luận cũng đã chứng kiến rất nhiều ví dụ thực tế về tình huống một trò game chơi trên mạng xã hội đã được thiết kế nhằm mục tiêu khai thác và thu thập thông tin cá nhân.

Một trong những ví dụ điển hình này là vụ khai thác dữ liệu khổng lồ của hơn 70 triệu người dùng Facebook thông qua một trò game trắc nghiệm của công ty phân tích dữ liệu chính trị Cambridge Analytica.

Chuyện gì xảy ra khi hình ảnh của bạn bị lợi dụng?

Việc ai đó khai thác dữ liệu hình ảnh trên Facebook của bạn để phục vụ cho việc phát triển thuật toán nhận diện có hoàn toàn xấu không? Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng tiêu cực. Tuy nhiên dù sao đi nữa, khả năng dữ liệu hình ảnh của bạn bị khai thác sử dụng cho mục đích xấu vẫn là tình huống không thể tránh khỏi.

Trang Wired chỉ ra 3 kịch bản với các cấp độ mục đích: đáng tôn trọng, tầm thường và nguy cơ khi dữ liệu hình ảnh cá nhân của bạn bị lạm dụng.

1. Viễn cảnh tốt đẹp: Công nghệ nhận diện, đặc biệt là công nghệ có khả năng nhận biết những thay đổi diện mạo theo tuổi tác, có thể giúp hỗ trợ tìm trẻ lạc hay mất tích.

Một ví dụ tiêu biểu cho tình huống này là năm ngoái cảnh sát ở New Delhi thông báo đã tìm thấy gần 3.000 trẻ em mất tích chỉ trong 4 ngày nhờ sử dụng công nghệ nhận diện.

Nếu những đứa trẻ bị lạc một thời gian dài, việc sử dụng công nghệ nhận diện mới này sẽ giúp ích được rất nhiều cho nhà chức trách.

2. Viễn cảnh tầm thường: Công nghệ nhận diện rất có thể được sử dụng cho mục tiêu quảng cáo có chủ đích, hướng tới một nhóm khách hàng nằm trong một độ tuổi cụ thể nào đó.

Chẳng hạn các màn hình quảng cáo được tích hợp camera hoặc cảm biến có thể tùy chỉnh nội dung quảng cáo của họ với các nhóm đối tượng hướng tới theo nhóm tuổi (hoặc các đặc trưng có thể nhìn thấy về tuổi tác và trong những bối cảnh có thể quan sát thấy).

3. Viễn cảnh nguy cơ: Ngoài ra công nghệ nhận diện kiểu này cũng có thể được các hãng bảo hiểm sử dụng để đi đến những quyết định trong việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe.

Chẳng hạn, nếu hình ảnh so sánh cho thấy bạn già đi nhanh hơn so với những người cùng độ tuổi trong khoảng thời gian đó, có thể bạn không phải là khách hàng được ưa chuộng với các hãng bảo hiểm hay chăm sóc sức khỏe. Theo đó có thể bạn sẽ bị từ chối dịch vụ hoặc phải trả phí cao hơn.

Ngoài ra cũng còn một khả năng nữa là các hãng phát triển công nghệ nhận diện sẽ bán công nghệ này cho các cơ quan chính phủ và những đơn vị thực thi pháp luật. Theo đó là nguy cơ gia tăng của vấn đề bảo mật riêng tư của mỗi cá nhân.

Nhiều người vì mong muốn bảo vệ thông tin nên đã đăng tải lại dòng trạng thái lên trang cá nhân với cụm từ "Thông báo chính thức..."

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Chỉ 11% doanh nghiệp Việt đạt mức sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng

Tại Việt Nam, hiện có tới 52,9% số doanh nghiệp, tổ chức chưa có đầy đủ các giải pháp công nghệ để ứng phó sự cố an ninh mạng trong khi liên tiếp nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam bị tấn công mạng trong thời gian qua.

Chỉ 11% doanh nghiệp Việt đạt mức sẵn sàng ứng phó sự cố an ninh mạng

VNG chính thức bổ nhiệm CEO mới

Công ty cổ phần VNG công bố bổ nhiệm ông Kelly Yin Hon Wong làm tổng giám đốc (CEO). Trước đó, ông từng là phó tổng giám đốc VNG, kiêm tổng giám đốc VNGGames.

VNG chính thức bổ nhiệm CEO mới

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu các bộ ngành triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.

Tài khoản ngân hàng, sim ảo: Không thể để chiêu trò lừa đảo kéo dài

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, không truy cập và đăng nhập thông tin tài khoản ngân hàng hoặc thông tin thẻ tín dụng tại bất kỳ đường link theo yêu cầu qua điện thoại, tin nhắn hoặc email không rõ nguồn gốc.

Luôn phải cảnh giác khi bị thúc giục chuyển tiền, nhận link chuyển khoản

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar