26/10/2018 16:12 GMT+7

Phòng tránh chấn thương do vấp ngã, leo trèo

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Dù bạn có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hay thiếu nhi, ngôi nhà cũng nên là nơi an toàn nhất cho trẻ được khám phá.

Phòng tránh chấn thương do vấp ngã, leo trèo - Ảnh 1.

Cửa cầu thang an toàn cho bé. Ảnh: dailymail.co.uk

Trẻ thường với, chộp lấy, lăn, ngồi, và dần dần sẽ bò, chống đứng lên, lần đi theo các đồ vật và đi lại xung quanh nhà. Qua rất nhiều giai đoạn trong hai năm đầu, trẻ có thể di chuyển vòng quanh, nhào lộn, và chui vào các đồ vật bằng cách này hay cách khác. Trẻ mới tập đi sẽ cố gắng leo trèo nhưng chưa có sự phối hợp để phản ứng lại những nguy hiểm nhất định. Trẻ sẽ tự vịn đứng lên bằng cách sử dụng chân bàn,và sẽ dùng bàn làm việc và tủ quần áo như các khung leo trèo; trẻ sẽ với lấy bất cứ cái gì chúng nhìn thấy.

Vì vậy khả năng trẻ bị ngã hoặc lao vào các góc cạnh sắc nhọn có thể xảy ra gần như là mọi nơi trong nhà bạn.

Dưới đây là một vài cách ngăn ngừa tổn thương cho trẻ khi ở nhà:

Xe tập đi cho trẻ

- Không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ. Tỷ lệ sử dụng các xe tập đi đang giảm đáng kể, kể từ giai đoạn đỉnh điểm những năm 1990, nhưng mỗi năm vẫn còn khoảng 3000 vụ chấn thương liên quan đến xe tập đi được điều trị tại các phòng cấp cứu của bệnh viện Mỹ. Trẻ dùng xe tập đi có thể bị ngã do vật cản, va vào bếp lò đang nóng, hồ bơi và lò sưởi; và lăn xuống cầu thang. Xe tập đi có thể tạo đà cho trẻ vượt qua một cánh cửa (mà đôi khi ở bên kia sẽ là các bậc thang).

- Thay vì dùng xe tập đi, hãy sử dụng thiết bị tập đi tại chỗ.

Cửa sổ

- Đừng chỉ phụ thuộc vào lớp kính cửa sổ để giữ trẻ không bị rơi ra ngoài.

- Hãy mở cửa sổ từ phía trên hoặc sử dụng lớp bảo vệ cửa sổ để giữ cho trẻ không bị rơi qua tấm chắn hoặc cửa sổ mở (trẻ có thể rơi qua ô cửa sổ nhỏ cỡ 12-13 cm). Hãy đảm bảo là lớp bảo vệ cửa sổ ngăn được trẻ em nhưng người lớn vẫn mở được dễ dàng khi có hỏa hoạn.

- Di chuyển ghế, cũi, giường, và các đồ đạc khác ra xa khỏi cửa sổ để đề phòng trẻ trèo lên bậc cửa.

Cầu thang

- Không bao giờ để trẻ ở gần cầu thang mà không chú ý đến trẻ - kể cả khi cầu thang có cửa. Trẻ thậm chí có thể trèo lên và chồm qua cửa rồi rơi xuống từ một vị trí cao hơn. Có thể lắp một cửa an toàn tại cửa phòng trẻ để ngăn trẻ tiến lại gần khu vực cầu thang.

- Đảm bảo khu vực cầu thang không có đồ chơi, giày, hoặc thảm trải dễ xê dịch.

- Đặt một lớp bảo vệ ở lan can và rào chắn nếu trẻ có thể lọt qua các thanh chắn.

- Lắp đặt một cửa an toàn có chốt  ở trên đầu và dưới chân cầu thang (cửa có nút nhấn sẽ không an toàn bằng).

- Tránh dùng cửa xếp vì có thể kẹp vào đầu trẻ.

Khu vực xung quanh nhà

- Đừng để các thảm dễ xê dịch trên sàn. Hãy dùng những miếng dán chuyên biệt dưới thảm để cố định thảm trên bề mặt sàn.

- Không bao giờ để trẻ ngồi trong ghế an toàn, ghế sơ sinh, hay ghế gật gù nằm trên quầy hay trên nóc các đồ đạc. Lực gây ra khi trẻ vận động sẽ đẩy chiếc ghế lệch sang một bên và gây ra những thương tích nghiêm trọng.

- Hãy đảm bảo rằng tất cả các đồ đạc mà trẻ em có thể trèo lên - như bàn ăn, bàn làm việc, tủ, giá TV… được đặt thật chắc chắn và không lung lay dễ đổ. Cần đặc biệt cẩn trọng với những đồ đạc nặng ở trên nóc, như giá sách quá tải hay các thiết bị giải trí có thể rơi vào người trẻ. Bạn có thể mua những miếng giá đỡ hình chữ "L" để gắn cố định đồ đạc vào tường, ngăn trẻ leo lên đồ đạc và bị chúng ngã đổ vào người.

- Dán các miếng dán bảo vệ hoặc các loại miếng bọc được thiết kế đặc biệt để che các góc sắc cạnh của bàn cafe, đồ đạc, và các tủ trong nhà.

- Lập tức dọn dẹp bất cứ viên thuốc nào rơi vãi quanh nhà.

- Đặt các lớp thảm chống trượt ở sàn bồn tắm.

Cũi, giường, và bàn thay đồ cho trẻ

- Không bao giờ để trẻ ở riêng trên bàn thay đồ hay giường mà không chú ý để mắt đến trẻ. Nếu có điện thoại khi bạn đang thay đồ cho bé, hãy bế bé theo để đi nghe điện thoại. Nếu bạn phải đi một lát, hãy để bé xuống sàn nhà hoặc vào trong cũi.

- Sử dụng bàn thay đồ có thành cao 5 cm.

- Luôn cài chặt và sử dụng đai an toàn trên bàn thay đồ, cũng như trên xe đẩy, xe chở, và ghế ăn. Luôn nhớ cài đai bé cẩn thận trên xe đẩy mua hàng khi đi mua sắm.

- Luôn dựng các thành cũi lên.

- Dỡ bỏ các tấm đệm lót của cũi khi trẻ bắt đầu vịn đứng lên, nhằm ngăn trẻ sử dụng các tấm đệm này để cố trèo ra khỏi cũi.

- Đừng để trẻ dưới 6 tuổi lên tầng trên của giường tầng. Lắp đặt thêm các thành giường bảo vệ cho giường ở tầng trên.

- Không dùng khăn trải bàn và giữ các dây hoặc vật đung đưa ngoài tầm với của trẻ.

Ngoài trời

- Không bao giờ cho phép trẻ chơi trên các tấm đệm lò xo, kể cả khi có sự giám sát của người lớn.

- Đảm bảo các thiết bị sân chơi ngoài trời đều an toàn, không có bộ phận nào bị lỏng lẻo hoặc gỉ sét.

- Đảm bảo bề mặt sân chơi đủ mềm để giảm bớt chấn thương cho trẻ khi ngã. Các chất liệu tốt để làm bề mặt bao gồm cát và vỏ bào gỗ, tránh dùng bê tông hay bao đất để làm sân chơi cho trẻ.

- Đảm bảo vỉa hè và các bậc thang bên ngoài không có đồ chơi, các vật dụng, hay bất cứ thứ gì chắn ngang lối đi. Sửa chữa  các rãnh nứt hay những mảnh bị mất trên đường đi.

- Nếu trẻ bắt đầu biết đạp xe, hãy đảm bảo rằng trẻ có đội mũ bảo hiểm và thành thạo về vấn đề an toàn và các tín hiệu khi đạp xe. Các trường hợp chấn thương đầu rất hay gặp ở độ tuổi này, vì vậy hãy bắt buộc trẻ phải đội mũ bảo hiểm.

Luôn sẵn sàng

Nếu bạn sắp hoặc đã có con, tốt nhất nên:

- Nghiên cứu về hồi sức tim phổi và phương pháp Heimlich.

- Luôn để các số điện thoại sau gần điện thoại (dành cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ):

+ Số quản lý chất độc;

+ Số của bác sĩ;

+ Số điện thoại chỗ làm và số di động của phụ huynh;

+ Số của hàng xóm hoặc người thân gần đó (nếu bạn cần ai đó chăm sóc trẻ trong trường hợp khẩn cấp).

- Trang bị một tủ thuốc cấp cứu kèm theo hướng dẫn sử dụng trong tủ.

- Lắp đặt thiết bị báo khói và carbon monoxide.

Duy trì một môi trường an toàn và thân thiện với trẻ

Để kiểm tra lại những điều bạn đang nỗ lực làm để bảo vệ trẻ, hãy dùng tay và chân đi lại trong từng phòng để nhìn mọi thứ từ góc nhìn của trẻ. Luôn để mắt đến những khu vực xung quanh trẻ và những thứ có thể gây nguy hiểm cho trẻ.

Việc bảo vệ trẻ một cách tuyệt đối có thể khá khó khăn. Nếu bạn không thể bảo vệ trẻ ở toàn bộ khu vực trong nhà, bạn có thể đóng các cánh cửa (và lắp đặt các bao tay nắm cửa) dẫn đến bất cứ căn phòng nào trẻ em không được phép vào, nhằm không cho trẻ đi lại trong những khu vực không an toàn đối với trẻ. Đối với cửa trượt, bao tay nắm cửa và khóa an toàn cũng là biện pháp tốt để trẻ không đi ra khỏi nhà. Tất nhiên, mức độ bảo vệ trẻ và mức an toàn của ngôi nhà nhiều hay ít là tùy thuộc ở bạn. Luôn để mắt đến trẻ sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ không bị thương tích. Tuy nhiên, kể cả những ông bố bà mẹ cẩn trọng nhất cũng không thể bảo vệ trẻ an toàn 100% mọi lúc mọi nơi.

Dù bạn có trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, hay thiếu nhi, ngôi nhà cũng nên là nơi an toàn nhất cho trẻ được khám phá. Sau cùng thì, việc tiếp xúc, cầm nắm, leo trèo và khám phá là các hoạt động để trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần./.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

Đã có cuộc tranh luận khá sôi nổi sau khi Tuổi Trẻ Online đăng tải bài báo về một trong những lối ra của việc quá tải bệnh viện: cấp thuốc 2 tháng/lần cho người bệnh mạn tính và câu chuyện tại Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội.

Cấp thuốc 2 tháng/lần người bệnh đỡ đi lại, bệnh viện giảm tải vì sao chưa nhiều nơi thực hiện?

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Một số dấu hiệu nhỏ dễ bị bỏ qua có thể là chỉ báo cho những vấn đề sức khỏe lớn hơn như tim mạch, ngưng thở khi ngủ.

7 dấu hiệu nhỏ báo hiệu vấn đề sức khỏe lớn, như bệnh tim

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Theo ông Nguyễn Đức Hòa - phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cách làm này đã phát huy hiệu quả trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bảo hiểm và Bộ Y tế đã nhiều lần trao đổi, thống nhất nhưng chưa có nhiều bệnh viện áp dụng.

Phát thuốc 2 tháng/lần để giảm tải bệnh viện và giảm thời gian chờ khám bảo hiểm

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) liên tiếp đăng tải quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Thu hồi hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Nghiên cứu do Đại học Uppsala dẫn đầu, được công bố trên tạp chí Biomarker Research cho thấy thiếu ngủ chỉ 3 đêm đủ gây hại cho cơ thể.

Cơ thể biến đổi ra sao chỉ sau 3 đêm thiếu ngủ?

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não

Đau đầu, mắt mờ sau 2 tháng ngã xe, bệnh nhân được phát hiện bị máu tụ dưới màng cứng mạn tính, có nguy cơ liệt nửa người bên phải.

Ngã xe 2 tháng mới phát hiện bị máu tụ trong não
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar