24/06/2023 05:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phố xá ngập sau mưa: Hình như năm sau cao hơn năm trước

Cơn mưa lớn chiều 22-6 khiến nhiều khu vực tại TP.HCM ngập nước. Kênh rạch nhiều nhưng nước mưa không có đường thoát nhanh. Và ngày càng nhiều khu dân cư chịu cảnh ngập lênh láng sau mỗi cơn mưa.

Cây ngã, nước ngập sau trận mưa tối 22-6 trên đường Cầu Xéo, quận Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: MINH HÒA

Cây ngã, nước ngập sau trận mưa tối 22-6 trên đường Cầu Xéo, quận Tân Phú, TP.HCM - Ảnh: MINH HÒA

Hàng loạt dự án chống ngập đã được triển khai nhưng chưa mang lại hiệu quả xứng tầm với số vốn đầu tư đã chi ra.

Trước diễn biến ngập nước ngày càng trầm trọng, hãy thẳng thắn nhìn nhận đúng thực tế và sớm có những giải pháp hữu hiệu. Đừng chống ngập theo kiểu đối phó, chắp vá, cục bộ.

Phố vẫn ngập bên dòng kênh cạn

Ngay ở trung tâm quận 1, các đường Trần Hưng Đạo, Ký Con, Bùi Viện, Cô Bắc, Cô Giang, Hồ Hảo Hớn… có nguy cơ ngập sau mưa. Người người lội nước bì bõm, xe tắt máy phải dắt bộ.

Một lần lội nước tới đầu gối từ cơ quan trên đường Cô Bắc (quận 1) ra đường Võ Văn Kiệt (chỉ khoảng 200m) chờ đón xe buýt, tôi đã thấy mực nước dưới kênh Bến Nghé - Tàu Hũ quá cạn so với xung quanh. Nước ngập nhiều tuyến đường gần đó nhưng không thoát ra được con kênh lớn này.

Nước đổ dồn về những đoạn đường thấp, chờ thoát qua cống, không thể ra kênh theo dòng chảy tự nhiên.

Nội thành ngập, ngoại thành cũng ngập. Các đường Hiệp Bình, Kha Vạn Cân, Tô Ngọc Vân, Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức) và Nguyễn Văn Khối, Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) vẫn thường xuyên ngập. Các khu đô thị mới sát sông Sài Gòn vẫn không thể thoát khỏi cảnh ngập nước sau mưa như Thảo Điền, khu vực đường Nguyễn Văn Hưởng và Quốc Hương (Thủ Đức).

Nhiều điểm ngập vùng ven đô thị hóa. Tôi ở TP Thủ Đức, chỉ một cơn mưa có lưu lượng trung bình thì nước ngập hơn nửa bánh xe ở các trục đường Tăng Nhơn Phú, Đỗ Xuân Hợp, Dương Đình Hội, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, xa lộ Hà Nội

Cùng với đó là những khu vực trong hẻm nước tràn vào nhà, vài ngày sau cũng chưa rút hết như ở phường Hiệp Phú, Phước Long A, Phước Long B, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B.

Các khu vực bị ngập nước đều ở gần các vùng trũng trước kia nay đã mọc lên những dự án bất động sản. Những con rạch từng có nay đã bị lấn chiếm và lấp mất. 

Dự án, công trình xây dựng mới cản trở hướng thoát nước ra rạch, sông.

Giữ lối thoát nước tự nhiên khi còn có thể

Phát triển các khu đô thị, những vùng trũng, mảng xanh vốn là không gian dẫn dòng nay đã không còn là một trong những nguyên nhân gây ngập.

Không có dự án bất động sản nào tự san lấp kênh rạch để phân lô, bán nền nếu thiếu phê duyệt và cấp phép từ các cơ quan chức năng, quận, huyện quản lý địa bàn. Ngập nước cũng có phần do tầm nhìn quản lý đô thị. Nếu quyết giữ lối thoát nước ngay từ đầu đã giảm thiểu chuyện lấn dòng chảy thoát nước.

Nước rút ngày càng chậm sau mỗi cơn mưa. Giải pháp chống ngập nâng đường khắp nơi, nhưng nhiều tuyến đường sau khi nâng đã thành con đê chắn ngang khiến nước mưa không có lối thoát, khu dân cư ngập nặng khi có mưa lớn.

Nơi nơi nâng đường, nâng hẻm, nhà dân cũng phải nâng lên cao hơn, tốn kém biết bao nhiêu. Và tai hại nhất khi chính việc này khiến hệ thống cống trong khu vực không đồng bộ về kích thước, cao độ.

Thêm một thực trạng khác: việc lấp rạch thay thế bằng cống cũng là một trong các nguyên nhân chính gây ngập nước nặng hơn.

Như tại quận Bình Thạnh, rạch Phan Văn Hân dài gần 500m, rạch Tân Cảng dài hơn 200m và rộng 20m, không chỉ thoát nước cho cả khu vực mỗi khi có mưa mà còn làm mát trong các ngày nắng nóng nay đã bị lấp. Tuyến cống thay thế chỉ rộng bằng 1/10 so với con rạch cũ.

Cống khó có thể thay thế rạch thu nước dọc hai bên, không thuận lợi cho việc dẫn dòng nước thoát ra sông. Khi lấp rạch thay cống làm thay đổi diện mạo địa hình. Nước chỉ chờ thoát qua từng hố ga chứ không còn dòng chảy tự nhiên.

Lợi trước mắt, hại dài lâu

Giải pháp làm cống thay rạch, loại hình mương hở là cách dễ thực hiện nhất. Cái lợi trước mắt chỉ là sự dễ dàng, dễ làm nhưng hậu quả sẽ rất nặng nề, không đảm bảo thoát nước cho cả khu vực, gây nóng bức trong đô thị.

Đúng ra thiết kế thoát nước trong đô thị là ưu tiên cho giải pháp tự chảy, hướng thoát ngắn nhất, không tắc nghẽn hoặc gây ngập cục bộ. TP.HCM có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên được tận dụng để thoát nước mưa ra sông, kênh, mương, rạch, đất trống vùng trũng.

Nay lợi thế này đang mất dần với cách chống ngập cục bộ, cống thoát nước không phù hợp quy hoạch mặt bằng kiến trúc đô thị, không kết nối mạng lưới thoát nước chung.

Thoát nước, về nguyên tắc, phù hợp với quy hoạch trong khu vực và toàn bộ mạng lưới thoát nước có liên quan, không làm phát sinh thêm điểm ngập...

Cần ngăn ngừa nạn xả rác bừa bãi, xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm hệ thống thoát nước. Hãy thận trọng, cân nhắc, đừng lấp rạch tràn lan để thay bằng cống.

Nên rà soát quy hoạch tổng thể mặt bằng lưu vực, xác định đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp hiệu quả, khoa học nhất. Nơi nào cao vẫn ngập có thể kiểm tra lại và khai thông hệ thống cống, cửa thu nước. Các đoạn cống phải có kích cỡ phù hợp để dẫn dòng.

Quy hoạch các dự án bất động sản, khu dân cư phải ưu tiên đảm bảo không gian thoát nước.

Đường Đà Lạt ngập sau mưa to, dân vừa khóc vừa tát nước

Nhiều đoạn đường tại Đà Lạt ngập sâu khoảng 0,5 mét trong trận mưa to. Một số người dân bức xúc, vừa khóc vừa tát nước ra khỏi nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cởi dây trói cho con cua, dễ quá mà

Nếu như trước đây nhiều người tiêu dùng hay phàn nàn vì mua phải 'cua khổ sai' bị trói chằng chịt thì thời gian gần đây việc thương lái chuyển đổi hình thức bán cua không dây đã tạo được sự đồng thuận lớn trong người tiêu dùng.

Cởi dây trói cho con cua, dễ quá mà

Mua 11 tờ vé số, tặng bạn 5 tờ, tất cả đều trúng đặc biệt

Một người dân ở Bạc Liêu mua 11 tờ vé số của Công ty Xổ số kiến thiết An Giang rồi cho hai người bạn tổng cộng 5 tờ, mình giữ lại 6 tờ và tất cả 11 tờ này đều trúng đặc biệt.

Mua 11 tờ vé số, tặng bạn 5 tờ, tất cả đều trúng đặc biệt

Bắt đầu bao bọc 'Hàm cá mập' để chuẩn bị phá dỡ

Ngày 25-5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết quận sẽ thực hiện việc quây tôn, rào chắn quanh tòa nhà 'Hàm cá mập' để phục vụ cho công tác phá dỡ.

Bắt đầu bao bọc 'Hàm cá mập' để chuẩn bị phá dỡ

Công an vào cuộc tìm chủ xe hơi 7 chỗ bị 'bỏ quên' suốt 2 năm

UBND phường Phú Thuận (quận 7, TP.HCM) chỉ đạo Công an phường phối hợp Đội CSGT Nam Sài Gòn xác minh chủ xe đậu bên đường 2 năm.

Công an vào cuộc tìm chủ xe hơi 7 chỗ bị 'bỏ quên' suốt 2 năm

Xác minh vụ cô giáo lớp lá đánh hiệu phó trường mầm non đến nằm viện

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Phú Quốc xác nhận đã nắm được thông tin và xác minh thực hư vụ cô D. - dạy lớp lá 5 ở Trường mầm non Dương Đông, TP Phú Quốc - nghi đánh cô T. - phó hiệu trưởng cùng trường - đến nằm viện.

Xác minh vụ cô giáo lớp lá đánh hiệu phó trường mầm non đến nằm viện

Hà Tĩnh: Hàng chục ngàn gia cầm chết, hơn 2.000 tấn thóc bị ướt do mưa lũ

Đợt mưa lũ diễn ra chiều hôm qua đến sáng nay (25-5) tại tỉnh Hà Tĩnh đã gây thiệt hại khá lớn về tài sản của người dân.

Hà Tĩnh: Hàng chục ngàn gia cầm chết, hơn 2.000 tấn thóc bị ướt do mưa lũ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar