25/05/2025 19:08 GMT+7

Cởi dây trói cho con cua, dễ quá mà

Nếu như trước đây nhiều người tiêu dùng hay phàn nàn vì mua phải 'cua khổ sai' bị trói chằng chịt thì thời gian gần đây việc thương lái chuyển đổi hình thức bán cua không dây đã tạo được sự đồng thuận lớn trong người tiêu dùng.

dây trói - Ảnh 1.

Người nuôi cua thường trói rất ít dây, đa phần cua bị gia cố thêm dây ở công đoạn người bán hoặc thương lái - Ảnh: THANH HUYỀN

Muôn kiểu lừa lọc

Ngày 25-5, ông Dư Thái Bình - giám đốc Công ty TNHH Dư Thái Bình (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau), cho biết mặt hàng cua dây rút (cua không dây) đang rất hút hàng, mỗi ngày công ty bán ra thị trường hàng trăm ký cua loại này.

"Thời gian gần đây người dân rất chuộng các loại cua không trói dây hoặc sử dụng dây tép ni lông trọng lượng gần như bằng không. Với các mặt hàng này cao hơn giá thị trường khoảng 20% nhưng vẫn được khách hàng chấp nhận sử dụng.

Trước đây cua trói nhiều dây, thậm chí có thương lái còn nhúng dây vào nước bùn để trói cua nhằm tăng trọng lượng, bán giá rẻ. 

Tuy nhiên, thời gian gần đây cách làm này đã bị người tiêu dùng lên án nên đa phần người bán chỉ buộc cua với dây vừa phải, một số người trói bằng dây tép ni lông để giữ vệ sinh và đúng trọng lượng của cua. 

"Thời buổi này cua bán đủ loại và có soi đèn để xác định được % thịt và gạch. Khi bán mình công bố luôn trong từng lô, như vậy người mua sẽ không lầm, họ sẵn sàng chấp nhận đội giá lên 20-30% để mua được hàng tốt, chất lượng. Giờ khách hàng tinh tế lắm, mình làm ăn gian lận là không tồn tại được đâu", ông Bình nhìn nhận.

Còn ông Phan Văn Tuấn (chủ vựa cua ở TP Cà Mau) thừa nhận trước đây ông cũng thu mua cua lại từ người nuôi, sau đó "gia cố" dây thêm để bán kiếm lời. 

Tuy nhiên, thời gian gần đây cách làm này không hiệu quả nên ông Tuấn đã chuyển sang bán cua không dây và được nhiều người tiêu dùng ủng hộ.

"Ví dụ mình mua cua thịt vào mỗi ký 200.000 đồng thì cũng bán ra 200.000 đồng. Với giá này mình bán sẽ rất cạnh tranh với các vựa khác. Mình lời phần gia cố dây thêm. Mỗi ký cua mình gia cố thêm 200g dây thì mình lời được 40.000 đồng. 

Tuy nhiên bây giờ khách hàng không chọn mua cua trói nhiều dây nữa nên mình mua cua về gỡ dây ra luôn rồi trói lại bằng dây không trọng lượng (dây rút). Khi đó mình bán cua giá cao hơn mua vào khoảng 20% nhưng người dùng vẫn chấp nhận", ông Tuấn phân tích.

Chị Ngọc Thúy (ngụ phường 9, TP Cà Mau) cho biết khoảng hơn năm trước còn xuất hiện nhiều người bán cua trói dây khủng, thời gian gần đây ít xuất hiện người bán trói dây nhiều.

"Trước tôi mua không để ý dây trói, thấy cua rẻ mua về 3kg cua mà cân lại hết 600g dây trói. Giận lắm mà không làm gì được họ, tính ra dây trói mà bán với giá 1kg hơn 400.000 đồng. 

Mình sử dụng cua chớ đâu sử dụng được dây trói đâu. Từ đó tới nay tôi mua cua là lựa các chỗ cua không dây hoặc dây trói bằng ni lông không trọng lượng cho đỡ mang bệnh tức", chị Thúy chia sẻ.

Thu hoạch cua ở Cà Mau để bán cho các thương lái - Video: THANH HUYỀN

Một thương lái có nhiều kinh nghiệm ở TP Cà Mau cho biết đa phần các lái trung gian họ sẽ lời qua việc gia cố cua và lừa lọc nhau bán những con cua ít gạch hoặc ít thịt. 

Tuy nhiên theo thương lái này chia sẻ, thời gian gần đây đa phần lái đã thu mua cua bằng cách soi đèn (soi đèn pin vào cua để đánh giá tỉ lệ % thịt và gạch) nên giảm tình trạng cua bị gia cố dây để bán ra chợ.

"Trước đây cua biển từ ao nuôi được đưa ra chợ và đến tay người tiêu dùng, đã phải qua 3 lần dây trói. Ban đầu người nuôi khi bắt cua trói dây chuối, dây cói sơ sài ước bằng chiếc đũa. Sau đó thương lái mua cua về, cắt bỏ dây trói này và trói lại bằng dây khác lớn hơn, làm cho con cua nặng hơn. Bước cuối cùng (người bán cua), tùy theo nhu cầu của khách hàng mà trói dây lớn hay nhỏ, tùy theo giá tiền giao dịch", một thương lái ở TP Cà Mau nêu mánh khóe.

Anh Thanh (ngụ huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) cho biết cách đây vài tháng, nhà có khách đến chơi, trên đường đi làm về anh ghé một điểm bán cua ven đường mua 2kg. 

Về đến nhà, sau khi tháo dây buộc cua ra, cân lại chỉ còn hơn 1,3kg. Không chỉ dùng vải to đùng để trói, họ còn bện sình đất vào dây cho nặng. Khổ nỗi những con cua bị tra tấn kiểu này rất hôi vì sình bùn quấn quanh thân lâu ngày. 

"Tôi phải chà rửa rất lâu cũng không hết mùi hôi. Từ lần đó tôi tởn đến già, không dám mua cua nữa. Vừa mất tiền, vừa bực trong người. Vài ngày trước tôi tình cờ đi qua con đường cũ, điểm bán cua hôm trước dẹp sạp mất tiêu", anh Thanh kể.

Cởi trói cho cua

Không chỉ có các công ty buôn bán cua chất lượng cởi trói cho con cua mà dạo quanh các chợ ở Cà Mau, Sóc Trăng cũng dễ dàng tìm thấy nhiều điểm bán cua không dây hoặc trọng lượng dây không đáng kể.

Cởi dây trói cho con cua, dễ quá mà - Ảnh 2.

Một vựa cua ở Cà Mau ứng dụng công nghệ quét mã truy xuất nguồn gốc cua và trói cua bằng dây ni lông với trọng lượng không đáng kể - Ảnh: THANH HUYỀN

Chị Huệ, chủ một sạp bán cá đồng, tôm, cua tự nhiên tại chợ trung tâm TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, cho biết đa số mối mua hàng của chị là chỗ thân quen, có người đã mua gần 30 năm nay. 

Do vậy họ không quan tâm nhiều đến giá cả, chỉ chú trọng chất lượng, đồ phải tươi ngon và tự nhiên, nhất là cua biển. "Tôi bán cua biển nhiều năm nay luôn bao ngon. Con nào khách mua về ăn không ngon, hôm sau tôi bù lại, nếu không sẽ hoàn tiền", chị Huệ nói.

Chủ sạp hải sản này cho biết để có hàng ngon, chị yêu cầu các vựa cung ứng phải tuyển chọn hàng độc, nhất là không được sử dụng các lại dây to, vải buộc cua để tăng trọng lượng. "Tôi có thể bán mắc hơn những chỗ khác, nhưng tuyệt đối chỉ buộc bằng một sợi dây ni lông, chứ không phải một chùm dây bằng ngón chân cái, nhìn vào đã thấy mê, nên ai cũng ủng hộ", chị Huệ nói.

Ngoài giờ đi làm công nhân, chị Nhung (phường 3, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) còn làm đầu mối phân phối cua biển Cà Mau. 

Nắm bắt tâm lý của khách rất sợ mua những con cua buộc dây nặng hơn cua, chị yêu cầu nơi cung cấp cho mình phải buộc cua bằng dây thắt nhựa nhỏ xíu. 

"Từ ngày thôi buộc cua bằng vải nặng trịch, khách hàng rất thích, đặt mua nhiều hơn. Cho dù có mắc hơn chút ít, họ cũng sẵn sàng mở hầu bao, vì đúng trọng lượng", chị Nhung thông tin.

Với đặc thù 3 mặt giáp biển, Cà Mau có điều kiện lý tưởng cho các loại thủy sản phát triển, trong đó có cua biển. Ngành hàng cua Cà Mau đang từng bước khẳng định vị thế, trở thành đối tượng nuôi chủ lực thứ hai của địa phương, chỉ đứng sau con tôm. Hiện nay Cà Mau có khoảng 250.000ha nuôi cua, sản lượng thu hoạch ước khoảng 25.000 tấn, giá trị thương phẩm hơn 10.000 tỉ đồng/năm.

Tìm ‘thí sinh cua’ lớn nhất tại ngày hội cua Cà Mau lần 2

Sau thành công của Ngày hội cua Cà Mau lần 1 năm 2022, tỉnh Cà Mau dự kiến tổ chức ngày hội cua lần 2 với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú và sẽ có nhiều kỷ lục được xác lập trong lần này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mua 11 tờ vé số, tặng bạn 5 tờ, tất cả đều trúng đặc biệt

Một người dân ở Bạc Liêu mua 11 tờ vé số của Công ty Xổ số kiến thiết An Giang rồi cho hai người bạn tổng cộng 5 tờ, mình giữ lại 6 tờ và tất cả 11 tờ này đều trúng đặc biệt.

Mua 11 tờ vé số, tặng bạn 5 tờ, tất cả đều trúng đặc biệt

Bắt đầu bao bọc 'Hàm cá mập' để chuẩn bị phá dỡ

Ngày 25-5, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết quận sẽ thực hiện việc quây tôn, rào chắn quanh tòa nhà 'Hàm cá mập' để phục vụ cho công tác phá dỡ.

Bắt đầu bao bọc 'Hàm cá mập' để chuẩn bị phá dỡ

Công an vào cuộc tìm chủ xe hơi 7 chỗ bị 'bỏ quên' suốt 2 năm

UBND phường Phú Thuận (quận 7, TP.HCM) chỉ đạo Công an phường phối hợp Đội CSGT Nam Sài Gòn xác minh chủ xe đậu bên đường 2 năm.

Công an vào cuộc tìm chủ xe hơi 7 chỗ bị 'bỏ quên' suốt 2 năm

Xác minh vụ cô giáo lớp lá đánh hiệu phó trường mầm non đến nằm viện

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Phú Quốc xác nhận đã nắm được thông tin và xác minh thực hư vụ cô D. - dạy lớp lá 5 ở Trường mầm non Dương Đông, TP Phú Quốc - nghi đánh cô T. - phó hiệu trưởng cùng trường - đến nằm viện.

Xác minh vụ cô giáo lớp lá đánh hiệu phó trường mầm non đến nằm viện

Hà Tĩnh: Hàng chục ngàn gia cầm chết, hơn 2.000 tấn thóc bị ướt do mưa lũ

Đợt mưa lũ diễn ra chiều hôm qua đến sáng nay (25-5) tại tỉnh Hà Tĩnh đã gây thiệt hại khá lớn về tài sản của người dân.

Hà Tĩnh: Hàng chục ngàn gia cầm chết, hơn 2.000 tấn thóc bị ướt do mưa lũ

Nhà ga T3 'không phải dột', vậy nên gọi thế nào mới đúng hả ông thầu?

Sau bài viết 'Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất lại dột trong mưa làm khách bối rối', nhà thầu nói 'không phải dột', hàng trăm bạn đọc đã có ý kiến phản hồi.

Nhà ga T3 'không phải dột', vậy nên gọi thế nào mới đúng hả ông thầu?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar