08/02/2022 19:32 GMT+7

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Trẻ mắc COVID-19 vẫn có ca nặng, tử vong, chuẩn bị kỹ khi đi học trở lại

N.AN
N.AN

TTO - Cần có kịch bản chi tiết, cụ thể khi có trường hợp học sinh nhiễm COVID-19, có phác đồ điều trị cũng như các bệnh viện sản, nhi chuẩn bị kỹ cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho điều trị bệnh nhân COVID-19 là trẻ nhỏ.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Trẻ mắc COVID-19 vẫn có ca nặng, tử vong, chuẩn bị kỹ khi đi học trở lại - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị điều trị khi học sinh nhiễm COVID-19 ở trường - Ảnh: VGP

Chiều 8-2, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam họp với Bộ Y tế, UBND thành phố Hà Nội về công tác chuẩn bị điều trị trong tình huống học sinh nhiễm COVID-19 khi trở lại trường.

Các ý kiến tại cuộc họp cho biết đến nay tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19, số ca bệnh diễn biến nặng thấp nhưng vẫn có trường hợp tử vong khi số ca mắc quá nhiều. Do vậy, cần phòng dịch và không để có quá nhiều trẻ lây nhiễm bệnh cùng lúc khi mà các loại thuốc điều trị COVID-19 không khuyến nghị sử dụng cho trẻ em.

Học sinh trở lại trường, ca nhiễm có thể tăng

Dự báo, khi 20 triệu học sinh trở lại trường thì số trẻ nhiễm bệnh có thể tăng lên do khó thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, có thể lây nhiễm cho người cao tuổi, trẻ nhỏ tuổi hơn và phụ nữ mang thai, những đối tượng nguy cơ cao, có bệnh nền và chưa tiêm vắc xin COVID-19.

"Nếu không có các kịch bản chi tiết, cụ thể khi có trường hợp học sinh nhiễm bệnh thì sẽ gây lúng túng cho các trường học cũng như lo lắng từ phụ huynh, xã hội", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng chia sẻ qua quá trình triển khai kế hoạch đưa học sinh trở lại trường, thành phố đã chỉ đạo các trung tâm y tế, trạm y tế hỗ trợ tích cực cho y tế học đường, tập huấn kỹ cho cán bộ quản lý, giáo viên, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.

Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa thông tin thêm số ca mắc COVID-19 sau Tết dự báo tăng cao, tập trung vào nhóm đối tượng người già và chưa tiêm vắc xin. Nhóm đáng lo ngại nhất là trẻ sơ sinh và trẻ chưa tiêm vắc xin nên cần các biện pháp bảo vệ tốt để giảm thiểu tỉ lệ tử vong.

Chuẩn bị sẵn sàng phương án khi học sinh đi học

Theo đó, Bộ Y tế đang nhanh chóng cập nhật phác đồ điều trị cho học sinh nhiễm COVID-19 cho cơ sở y tế các tuyến, không được để xảy ra tình huống số ca nhiễm là học sinh tăng đột biến gây quá tải. Đồng thời hướng dẫn bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường, cơ chế phản ứng của y tế học đường, y tế cơ sở khi có ca nhiễm trong trường học.

Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương Trần Minh Điển đề xuất Bộ Y tế có hướng dẫn điều trị riêng cho trẻ mắc COVID-19 theo "2 tầng" là tự theo dõi, chăm sóc tại nhà và khi phải nhập viện điều trị.

Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương Nguyễn Trung Cấp cho rằng Bộ Y tế cần tập huấn phác đồ điều trị này cho các y, bác sĩ trong các bệnh viện nhi, khoa nhi cũng như các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương sẽ cử các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm tham gia những lớp tập huấn đầu tiên.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết sẽ yêu cầu tăng cường bảo vệ các khoa nhi, bệnh viện nhi trên toàn quốc, bảo đảm an toàn COVID-19. Bên cạnh đó, các bệnh viện sản, khoa sản cần chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để chăm sóc trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm COVID-19.

Kết luận, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là trẻ em, trẻ dưới 5 tuổi, trẻ sơ sinh đều chưa được tiêm vắc xin và nhóm đối tượng này chưa biết diễn đạt về triệu chứng bệnh, đòi hỏi kỹ năng chăm sóc khó hơn, cũng như cần đặc biệt chú ý.

Cùng với việc tiêm vắc xin, các địa phương cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và đào tạo, đảm bảo an toàn trường học, tập huấn kịch bản ứng phó khi phát hiện ca mắc COVID-19 trong trường học.

Chủ tịch Hà Nội: Sẽ có lộ trình an toàn cho tất cả học sinh đi học trực tiếp

TTO - Liên quan đến thời điểm cho học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết thành phố sẽ có chỉ đạo để có lộ trình an toàn cho tất cả học sinh ở các lứa tuổi đi học trực tiếp.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar