07/08/2024 12:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Philippines tập trận chung trên biển với Mỹ, Úc, Canada

Ngày 7-8, Philippines khởi động cuộc tập trận chung trên biển và trên không kéo dài 2 ngày với Mỹ, Canada và Úc.

Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật trong cuộc tập trận quân sự chung thường niên

Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật trong cuộc tập trận quân sự chung thường niên "Balikatan" giữa quân đội Mỹ và Philippines tại Laoag, Ilocos Norte, Philippines ngày 6-5 năm nay - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AFP, các quan chức quân sự cấp cao của Philippines, Mỹ, Canada và Úc cho biết cuộc tập trận được tổ chức "trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines", thể hiện "cam kết chung của chúng tôi trong việc tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Quân đội Philippines cho biết "hoạt động hợp tác hàng hải đa phương" là hoạt động đầu tiên có sự tham gia của 4 nước nói trên. Tham gia tập trận có các đơn vị hải quân và không quân.

"Các đơn vị hải quân và không quân của các nước tham gia sẽ hoạt động cùng nhau để tăng cường hợp tác và khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang của chúng tôi" - tuyên bố chung của 4 nước nêu, nhưng không đề cập cụ thể các tàu và đơn vị quân đội tham gia.

Trong tuyên bố chung, 4 nước nhấn mạnh: "Úc, Canada, Philippines và Mỹ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, các hoạt động sử dụng biển và không phận quốc tế hợp pháp khác cũng như tôn trọng các quyền trên biển theo luật quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".

Tuần trước, Philippines cũng đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông. Cuộc tập trận đầu tiên chung với Mỹ, sau đó hai ngày là với Nhật Bản.

Philippines có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Tháng trước Philippines cũng đã ký hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản, cho phép hai nước triển khai binh sĩ trên lãnh thổ của nhau.

Các cuộc tập trận chung giữa Philippines và những nước trên diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines thời gian qua trên Biển Đông. Đáng chú ý quanh bãi Cỏ Mây, với các vụ va chạm giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines.

Philippines liên tục tố tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối, ngăn chặn và thực hiện các hành động nguy hiểm nhằm vào tàu Philippines ở Biển Đông, trong đó có các vụ tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chở hàng tiếp tế cho lực lượng Philippines.

Trong khi vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Philippines "nên chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích" và "hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông". 

Đến tháng 7, Philippines cho biết nước này và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận tạm thời về việc tiếp tế cho binh sĩ Philippines ở bãi Cỏ Mây.

Philippines lần đầu tập trận cùng Nhật Bản ở Biển Đông

Nhật Bản và Philippines lần đầu tập trận chung tại Biển Đông, trong bối cảnh hai nước vừa ký một hiệp ước phòng thủ cho phép hai bên triển khai quân đội trên lãnh thổ của nhau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar