20/11/2023 11:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Philippines muốn có quy tắc ứng xử với Việt Nam và Malaysia ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. cho biết nước này đã chủ động thúc đẩy “bộ quy tắc ứng xử của riêng chúng tôi” nhằm duy trì hòa bình ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu tại sự kiện cuộc họp các CEO, thuộc chuỗi sự kiện APEC, ở San Francisco (Mỹ) ngày 15-11 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu tại sự kiện cuộc họp các CEO, thuộc chuỗi sự kiện APEC, ở San Francisco (Mỹ) ngày 15-11 - Ảnh: REUTERS

Trong thời gian qua, Philippines liên tục đưa tin về các sự cố va chạm với Trung Quốc ở Biển Đông.

Đây là những diễn biến được cho sẽ gây bất lợi đối với tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Philippines tiếp cận Việt Nam, Malaysia, bàn quy tắc ứng xử Biển Đông

Phát biểu tại một sự kiện truyền hình trực tuyến ở Hawaii ngày 20-11, Tổng thống Philippines Marcos cho biết căng thẳng ở Biển Đông đòi hỏi Philippines phải hợp tác với các đồng minh và láng giềng để duy trì hòa bình tại vùng biển này.

Ông cho biết Philippines vẫn đợi một bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng tiến độ hiện nay rất chậm chạp.

Việc này khiến Philippines phải tiếp cận các nước thành viên ASEAN như Việt Nam và Malaysia, vốn có tranh chấp với chính Manila, để quản lý hiệu quả các trường hợp căng thẳng.

"Chúng tôi đã triển khai sáng kiến tiếp cận các nước khác trong ASEAN vốn đang có xung đột lãnh thổ. Việt Nam là một trong số ấy, và Malaysia nữa, nhằm tạo ra bộ quy tắc ứng xử của riêng chúng tôi. Hy vọng điều này sẽ phát triển và mở rộng đối với các nước ASEAN khác", Reuters dẫn lời Tổng thống Philippines.

"Bộ quy tắc" ông Marcos đề cập là những thỏa thuận chung giữa Philippines với Việt Nam và Malaysia, mặc dù chưa rõ nội dung cụ thể là gì.

Ba nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở một số khu vực Biển Đông, nhưng thời gian qua vẫn ghi nhận nhiều nỗ lực đối thoại, đảm bảo duy trì hòa bình.

"Bộ quy tắc" này dĩ nhiên không đồng nghĩa với COC, một thỏa thuận đang bị đánh giá chậm tiến độ, khúc mắc ở một số điểm như phạm vi bao quát hoặc tính ràng buộc pháp lý. Trung Quốc cũng có những tín hiệu khẳng định nước này muốn thúc đẩy đàm phán COC.

Tàu Philippines và Trung Quốc lại rượt đuổi ở Biển Đông

Trong phát biểu trên, tổng thống Philippines mô tả sự cấp thiết về việc hình thành một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Ông khẳng định tình hình đang "thảm khốc hơn so với trước đây".

Trong diễn biến liên quan, sáng 20-11, Kyodo News (Nhật Bản) đưa tin về việc tàu Philippines và Trung Quốc rượt đuổi nhau ở Biển Đông.

Philppines đang triển khai các hoạt động truyền thông về câu chuyện Biển Đông, với việc cho phép phóng viên quốc tế góp mặt và chứng kiến một số sự kiện va chạm với tàu Trung Quốc.

Những màn đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc gần đây cho thấy ít nhất 38 tàu Trung Quốc bám đuổi và bao vây nhóm tàu tiếp tế Philippines đang đi về bãi Cỏ Mây.

Rạng sáng 10-11, một đội tàu Trung Quốc dàn theo đội hình tại vùng biển tranh chấp khi tàu Philippines di chuyển về khu vực này.

Kyodo News cho biết phóng viên của hãng thông tấn này và 15 tổ chức tin tức khác đã có mặt trên ba chiếc tàu tuần duyên Philippines, vốn làm nhiệm vụ hộ tống tàu hải quân chở thực phẩm và vật tư. Hãng thông tấn Nhật Bản mô tả Trung Quốc đã có "hành động nguy hiểm".

Hiện Trung Quốc chưa có phản ứng về bản tin này.

Biển Đông cần một COC như thế nào?

Vụ việc vừa xảy ra tại bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines làm dấy lên các kêu gọi hoàn tất đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hậu đàm phán Istanbul: Nga nói nếu Kiev không theo phương Tây, chiến sự chấm dứt từ lâu

Trưởng đoàn đàm phán Nga nói rằng chiến sự Ukraine có thể đã kết thúc rất nhanh chóng nếu Kiev chọn cách đàm phán ngay từ đầu, thay vì nghe theo phương Tây và chống lại Nga.

Hậu đàm phán Istanbul: Nga nói nếu Kiev không theo phương Tây, chiến sự chấm dứt từ lâu

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump giận dữ với Tòa án Tối cao Mỹ vì ngăn chặn nỗ lực trục xuất người; Tỉ phú Thái Lan ra trình diện do tòa nhà sập trong động đất.

Tin tức thế giới 17-5: Israel lại tấn công quy mô lớn vào Gaza; Kết quả đàm phán Nga - Ukraine

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục

Ông Karim Khan, công tố viên trưởng của Tòa hình sự quốc tế (ICC), sẽ tạm nghỉ trong khi chờ kết luận cuộc điều tra nội bộ về cáo buộc quấy rối tình dục.

Công tố viên Tòa hình sự quốc tế tạm rời chức giữa bê bối quấy rối tình dục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar