13/04/2013 07:30 GMT+7

Phí visa du lịch Việt Nam: Tham bát bỏ mâm

LÊ NAM
LÊ NAM

TT - Hiệp hội Du lịch Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét việc tiếp tục miễn thị thực (trong vòng 15 ngày) cho du khách bảy nước gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch và Phần Lan.

Văn bản này xuất hiện trong bối cảnh trước đó, đại diện Bộ Ngoại giao cho rằng việc thử nghiệm miễn visa đơn phương cho bảy nước này trong mấy năm qua làm Việt Nam phải chấp nhận mỗi năm thất thu 50 triệu USD.

Kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy khách quốc tế tự tổ chức tour đến VN có thời gian đi du lịch bình quân 12 ngày/tour và mỗi khách chi bình quân 105 USD/ngày. Với khách quốc tế đi tour do công ty du lịch tổ chức thì ngoài tiền mua tour, du khách còn chi thêm 62 USD/ngày. Nếu chỉ lấy con số 62 USD (thực tế có thể cao hơn) nhân với con số 6,8 triệu lượt khách quốc tế đến VN năm 2012 thì đã có hơn 420 triệu USD chảy vào nền kinh tế VN, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho hàng triệu người dân.

Một khảo sát của Tổ chức Visa công bố năm 2012 cũng cho thấy 69% du khách đến VN cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền để được thưởng thức ẩm thực đa dạng của VN, 65% du khách sẵn sàng trả thêm để được tham quan thưởng ngoạn các điểm đến độc đáo, 62% số du khách sẵn sàng trả thêm chi phí để thụ hưởng các dịch vụ nghỉ dưỡng và trải nghiệm các nền văn hóa...

Theo chiến lược phát triển du lịch đã được Chính phủ phê duyệt, ba quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga đều được xác định là thị trường quan trọng cần có chính sách để khai thác, thu hút khách. Riêng trong năm 2012, nguồn khách từ ba thị trường này đến VN đã là 1,45 triệu lượt và thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN Nguyễn Hữu Thọ cho biết chi tiêu trung bình của du khách Nhật là 1.500 USD/người/tour, khách Hàn Quốc là 1000-1.200 USD/người, khách Nga là 2.500 USD/người. Chỉ tính nhóm khách từ ba quốc gia này đã mang về cho VN 2 tỉ USD trong năm 2012 và thuế VAT thu được đã là 200 triệu USD. Nếu so với mức “thất thu” 50 triệu USD từ việc lấy phí visa của cả bảy quốc gia trên thì rõ ràng chẳng đáng là bao.

Trong lúc nền kinh tế gặp khó khăn, khoản thu từ du khách cũng là một nguồn thu tương đối cho nhiều địa phương. TP.HCM - nơi đón đến gần 60% tổng lượng khách quốc tế đến VN - trong năm 2012 đã có đến 11% GDP thu nhập có từ doanh thu ngành du lịch.

Nếu thu phí visa, ngân sách có thể có lại ngay 50 triệu USD nhưng thiệt hại cho ngành du lịch và nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO), rào cản tâm lý lớn nhất đối với du khách chính là chi phí cho việc giải quyết visa, đặc biệt là thời gian chờ đợi, đi lại để nhận thị thực. Vì vậy, du khách Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc... khi không còn món quà “miễn visa” có thể khiến họ phải cân nhắc khi đến VN, thay vào đó là các quốc gia khác trong khu vực đang miễn visa và có chính sách thu hút như Thái Lan (miễn visa cho 55 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó đơn phương 32), Malaysia (miễn visa cho 155 quốc gia và vùng lãnh thổ)...

Một kế hoạch đang được xây dựng với mục tiêu năm quốc gia tiểu vùng sông Mekong (VN, Lào, Campuchia, Myanmar và Trung Quốc) sẽ dùng chung một visa nếu du khách đến thăm bất kỳ thành viên nào của năm quốc gia này vào năm 2015. Nhưng liệu kế hoạch này có trở thành hiện thực khi mà vẫn còn ý tưởng theo kiểu “tham bát bỏ mâm”?

LÊ NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Quy định "người gây ô nhiễm phải trả tiền" này đã được nhiều nước áp dụng để thúc đẩy phân loại rác và phát triển kinh tế tuần hoàn. Chúng ta cũng đang thúc đẩy hướng này, nhưng...

Thói quen đem tiền chôn bãi rác

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Bài toán nhà ở cho công chức chuyển địa bàn làm việc

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Chỉ hai ngày sau khi nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, người giàu nhất Việt Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Ba trụ cột để kinh tế tư nhân phát triển

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Hai huyện U Minh và Phú Tân (Cà Mau) cho các đại biểu HĐND và lãnh đạo chủ chốt ban, ngành huyện đi học tập kinh nghiệm ở Côn Đảo và Phú Quốc trước ngày giải thể cấp huyện.

Ngăn những chuyến học tập kinh nghiệm vô bổ

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam

Để có một nền công nghiệp giải trí thực sự, chúng ta cần có một chiến lược bài bản về đào tạo con người cho nền công nghiệp đặc thù này.

Buổi bình minh của công nghiệp giải trí Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar