04/08/2013 09:07 GMT+7

Phí và người

NGUYỄN QUANG THÂN
NGUYỄN QUANG THÂN

TT - Việc thu phí cầu Bình Triệu 1 (TP.HCM) đã dấy lên một cơn sốt khác thường. Tìm trên Google với cụm từ khóa “thu phí cầu Bình Triệu 1”, trong 0,47 giây đã cho kết quả 227.000 trang mạng đề cập tới sự kiện này.

Một cây cầu chưa hẳn là quan trọng bậc nhất của TP.HCM thu phí BOT sao lại gây sốt đến thế? Vì ở đây kẹt xe kinh hoàng nhiều ngày liền. Vì nó đụng tới giờ giấc và túi tiền cũng như cuộc sống của hàng triệu lượt người dân qua cầu. Vì nó gây ra nhiều liên tưởng về tâm lý, về xã hội. Tóm lại nó đụng tới con người!

Người ta than phiền, la lối, thậm chí phẫn nộ không phải vì tiền thu phí. Qua sông thì phải lụy đò, trả tiền sửa đường, sửa cầu cho người bỏ vốn ra đâu còn là chuyện mới lạ. Mà dân chúng “bỗng nhiên muốn khóc” vì chợt nhận ra một lần nữa, những người cầm trịch việc điều phối đi lại của người dân không quan tâm đến dân bằng mấy đồng tiền hoàn vốn, thật ra thu lúc nào cũng được. Thiệt hại do chậm dăm bảy ngày nửa tháng chẳng là gì so với hàng chục năm được quyền thu phí. Đằng này, người ta luôn tính đến một nguyên tắc vàng “lợi nhuận tối đa”, tranh thủ thu phí sớm ngày nào hay ngày ấy mà bất kể đến tình cảnh của người dân khi mất cả hàng giờ ngửi khói bụi để “bò” qua một đoạn đường có vài trăm mét.

Nguyên nhân lớn nhất và duy nhất chính là do người ta đã quá vội vã thu phí! Nghĩa là “nhắm mắt mà thu”, thu vào thời điểm chết, một thời điểm cực kỳ nhạy cảm khi thảm họa tắc đường (gồm những nguyên nhân thực địa trên) đã như cốc nước chực tràn bị sự nôn nóng thu tiền đổ thêm giọt nước cuối cùng đẩy tới tràn ly!

Trả lời báo chí, quan chức Công ty CII đổ thừa HĐND TP.HCM ra nghị quyết về giờ G phải tuân theo về việc thu phí cầu Bình Triệu 1. Nhưng cả trong chiến tranh thì giờ G của tư lệnh tối cao vẫn có thể thay đổi tùy theo điều kiện chiến trường kia mà. Nếu không vì nôn nóng thu tiền thì cũng là tuân thủ một cách quan liêu. Nếu thật sự vì con người, lấy con người và cuộc sống của dân làm gốc để quyết định mọi việc thì không ai lại máy móc tuân theo một nghị quyết không nhất thiết phải tuân thủ tuyệt đối như thế.

Ôi, những chuyện thu phí không đúng thời điểm! Xem ra không chỉ trạm thu cầu Bình Triệu 1 hay các khoản thu hay “dọa” thu của ngành giao thông. Ngành này đang cần tiền. Và họ chịu khó nghĩ ra những khoản thu và phạt đã bị dân và cuộc sống bác bỏ vì không đúng thời điểm, như phạt xe chính chủ hay mũ bảo hiểm dỏm. Nếu quan tâm đến con người thì đã không còn nhan nhản trên đường phố, cả Hà Nội lẫn Sài Gòn, quốc lộ, tỉnh lộ những hố ga không nắp hoặc có nắp mà nhô lên cả chục phân như chướng ngại vật, những ổ gà ổ voi bị lãng quên; đã không còn những đoạn đường kéo dài thời gian thi công hành dân hàng chục năm trời; không có những “đoạn đường chờ lún” trên đường cao tốc hay những con đường huyết mạch bị chặt khúc ra thi công vì lợi ích của nhóm này nhóm kia. Nếu chỉ quan tâm đến việc thu tiền mà quên con người thì hậu quả nhãn tiền tai nạn giao thông ngày càng tăng là khó tránh.

Người dân sẽ vui vẻ đóng phí nếu thứ phí đó vì dân chứ không gây hại cho dân. Bài toán “phí và người” xem ra không khó giải.

NGUYỄN QUANG THÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar