03/01/2025 16:33 GMT+7

Phát triển kinh tế - xã hội, TP.HCM và Tây Nguyên 'không thể thiếu nhau'

Với dư địa, tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, nhiều lãnh đạo cho rằng TP.HCM và Tây Nguyên 'không thể thiếu nhau'.

TP.HCM và Tây Nguyên đối thoại tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 1.

Đại diện nhiều địa phương tại vùng Tây Nguyên tham gia hội nghị - Ảnh: N.TRÍ

Các địa phương phải tăng cường, đầu tư để hợp tác đi vào thực chất, lớn mạnh hơn. Cùng nhau đối thoại để thực sự tìm ra hướng đi mới, cách tiếp cận mới, từ đó dẫn đến hành động mới, tạo ra các kết quả hoạt động hợp tác.

Ông Võ Văn Hoan, phó chủ tịch UBND TP.HCM, phát biểu như trên tại Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo TP.HCM với lãnh đạo 5 tỉnh vùng Tây Nguyên và cộng đồng doanh nghiệp về hợp tác - đầu tư với chủ đề "TP.HCM - Tây Nguyên: Cơ hội mới, tầm nhìn mới", diễn ra ngày 3-1 tại Lâm Đồng.

TP.HCM và Tây Nguyên không thể thiếu nhau

Theo ông Hoan, tại bản thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên năm 2022, có 5 lĩnh vực hợp tác phát triển gồm: du lịch; kết nối cung - cầu, xúc tiến đầu tư - thương mại; khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đào tạo nguồn nhân lực; y tế, giáo dục; nông nghiệp. Đến nay, quá trình hợp tác đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng cũng cần phải nỗ lực hơn.

"Các địa phương phải tăng cường đầu tư để hợp tác đi vào thực chất, lớn mạnh hơn. Tất cả sẽ góp phần tạo ra động lực mới cho sự phát triển của TP.HCM và của vùng Tây Nguyên, đóng góp vào bước phát triển mới của đất nước", phó chủ tịch UBND TP.HCM nhấn mạnh.

Tại hội nghị đối thoại, ông Phạm S, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, khẳng định vùng Tây Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, du lịch, nông nghiệp, khoáng sản, di sản văn hóa…

"Tỉnh mong muốn TP.HCM tiếp tục quan tâm đến các tỉnh Tây Nguyên, cùng nhau khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chương trình hợp tác".

Theo lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, mặc dù những năm qua Tây Nguyên đã phát triển nhưng phần lớn doanh nghiệp thuộc quy mô nhỏ và siêu nhỏ, toàn vùng có trên 41.000 doanh nghiệp nhưng không có doanh nghiệp lớn. Còn TP.HCM đến tháng 12-2024 có hơn 546.000 doanh nghiệp. Do đó tỉnh rất mong được sự hỗ trợ của doanh nghiệp ở TP.HCM.

Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên báo cáo, thảo luận về chính sách thu hút đầu tư, lĩnh vực thế mạnh của các địa phương; đầu tư cho hệ thống phân phối; đề xuất, kiến nghị đối với địa phương về các chính sách hỗ trợ đầu tư; phát triển vùng nguyên liệu nhằm phát triển vùng nguyên liệu bền vững, an toàn tại Tây Nguyên...

Với dư địa, tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp, nhiều lãnh đạo cho rằng TP.HCM và Tây Nguyên "không thể thiếu nhau".

Các doanh nghiệp còn nhiều trăn trở

Tại hội nghị, đại diện Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (TP.HCM) cho biết có dự án nuôi heo tại Đắk Nông và mong muốn được địa phương tạo điều kiện để mở rộng trại nuôi lên khoảng 20ha để tiện phát triển chăn nuôi, hợp tác tư vấn thiết kế chuồng trại, giết mổ, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc thu mua heo hơi.

Góc độ là công ty xuất khẩu nông sản hàng đầu, đại diện Công ty Phúc Sinh (TP.HCM) cho biết đơn vị có vùng trồng cà phê tại Đắk Nông với diện tích hơn 140ha, nên mong muốn địa phương hỗ trợ để đơn vị sớm phát triển vùng trồng, và đặc biệt xây dựng được nhà máy chế biến tại đây.

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM cho biết cái khó hiện nay là vùng Tây Nguyên chưa có nhiều quỹ đất rộng lớn để tiện phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn, định hướng xuất khẩu. Ngoài ra, chính sách về quy hoạch và đất đai cũng chưa ổn định làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.

TP.HCM và Tây Nguyên đối thoại tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 2.

Sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của vùng Tây Nguyên và đang rất cần kêu gọi đầu tư để gia tăng giá trị - Ảnh: N.TRÍ

Trong khi đó, góc độ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Thái Thanh, chủ tịch HĐQT Công ty CP Ban Mê Green Farm (Đắk Lắk), khẳng định Tây Nguyên như một con rồng đang bay lên, và trong 10 năm tới sẽ đạt được những thành tựu lớn nhờ mảng nông nghiệp.

Tuy vậy, bà Thanh cho rằng mình Tây Nguyên không thể làm được, mà cần sự hỗ trợ, đầu tư từ các doanh nghiệp ở TP.HCM.

"Chúng tôi đang rất cần doanh nghiệp TP.HCM quan tâm đầu tư là vùng nguyên liệu, nhà máy chế biến, hệ thống phân phối. Hiện nay cả vùng chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy cấp đông hoặc chế biến sâu nông sản nên lĩnh vực đang rất thiếu và yếu. Bên cạnh đó Chính phủ cần có thêm chính sách về vốn cho nông nghiệp", bà Thanh nói.

Trong khi đó, là giám đốc HTX An Thành (Kon Tum) - chuyên sản xuất kinh doanh dược liệu, bà Phùng Thị Hồng Nhung cho biết địa phương có thế mạnh về các loại dược liệu quý, đặc biệt là sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, HTX hoạt động rất khó khăn vì không có điều kiện xây dựng nguồn nguyên liệu lớn để có sản lượng ổn định và hạn chế trong khâu bán hàng, thương mại. Do đó rất cần doanh nghiệp và chính quyền hỗ trợ.

"Mỗi lần mời người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội về livestream bán hàng tốn vài chục triệu, thêm tiền chiết khấu cho họ đến 40%, chúng tôi không thể gánh nổi. Còn chúng tôi tự bán thì rất ít người mua. Tỉnh có thế mạnh nhưng không khai thác được, dù đã nhiều lần đi xúc tiến và kêu gọi đầu tư. Đây là điều rất tiếc", bà Nhung than.

Trong năm 2024, TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong việc triển khai thực hiện các nội dung bản thỏa thuận hợp tác nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và các tỉnh vùng Tây Nguyên.

Riêng trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, hồi tháng 4-2024 TP.HCM và 5 tỉnh Tây Nguyên công bố 558 dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: hạ tầng giao thông, nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất chế biến, du lịch sinh thái, thương mại dịch vụ, logistics, y tế…

Trong số này, Lâm Đồng tập trung tới 217 dự án, tiếp theo là Kon Tum với 157 dự án. Các tỉnh thành khác như TP.HCM, Đắk Nông, Đắk Lắk và Gia Lai cũng đều có số lượng dự án đáng kể.

Khu vườn ươm lớn nhất Tây Nguyên, lưu giữ gần 1.000 giống cà phê

Hàng chục năm nay, các nhà khoa học mày mò từ phòng thí nghiệm để tạo ra khu vườn ươm giống cà phê lớn nhất Tây Nguyên...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất các địa phương sắp xếp các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai đặt tại xã hoặc liên xã.

Đề xuất chuyển văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện về xã hoặc liên xã
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar