21/11/2019 21:24 GMT+7

Phát minh mới giúp tay giả rờ được như thật

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Công nghệ "thực tế ảo" mới do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern phát triển đã giúp mang lại cảm nhận xúc giác trên cánh tay giả cho người sử dụng.

Phát minh mới giúp tay giả rờ được như thật - Ảnh 1.

Cựu binh người Mỹ Garrett Anderson (trái) với cánh tay giả tạo được cảm giác xúc giác - Ảnh: Northwestern University

Cựu binh người Mỹ Garrett Anderson, ngụ tại bang Illinois, chưa bao giờ được cảm nhận niềm vui sướng khi cùng lúc nắm tay cả hai người con của mình. 

Anh đã mất gần hết cánh tay phải trong một vụ nổ bom năm 2015 khi đang tham chiến ở Iraq. Hiện Anderson đeo một cánh tay giả có thể giúp anh cầm nắm đồ vật và thực hiện các cử động đơn giản, nhưng cánh tay này không thể mang lại cho anh cảm nhận xúc giác. 

Tuy nhiên, một công nghệ "thực tế ảo" mới do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northwestern phát triển có thể thay đổi điều này.

Theo mô tả trên tạp chí Nature, công nghệ mới này kết hợp 32 bộ dẫn động lập trình riêng lẻ - thiết bị phát ra những xung điện hoặc rung động, được gắn vào một vật liệu mềm dẻo làm từ silicon để dán lên da. 

Mỗi bộ dẫn động có kích thước như đồng xu, được điều khiển bằng một màn hình cảm ứng không dây giống như trong điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. 

Chúng sẽ rung lên để tạo cảm nhận về xúc giác giúp người dùng có thể kiểm soát sức ép và loại cảm giác.

Phát minh mới giúp tay giả rờ được như thật - Ảnh 2.

32 bộ dẫn động lập trình riêng lẻ được gắn vào một vật liệu mềm dẻo làm từ silicon để dán lên da - Ảnh: Northwestern University

Anderson đã dùng thử thiết bị này, kết hợp với cánh tay giả của mình. Với một miếng dán lên da, anh có thể cảm nhận xúc giác từ các ngón tay giả truyền tới cánh tay.

Nhóm tác giả cho biết thiết bị này cũng có thể được sử dụng trong các tương tác xã hội, tạo nên động tác vuốt ve của cánh tay lên người thân trong cuộc gọi video, hoặc một cái vỗ về khích lệ tới người bạn cùng đội nhóm trong trò chơi ảo.

Hệ thống này là thiết bị kết nối không dây và không cần năng lượng pin, sử dụng giao thức kết nối trường gần (một giao thức kết nối giữa hai thiết bị điện tử ở khoảng cách gần, có trong ứng dụng ngân hàng điện thoại thông minh như Apple Pay). 

Phát minh mới giúp tay giả rờ được như thật - Ảnh 3.

Bộ dẫn động lập trình riêng lẻ là thiết bị phát ra những xung điện hoặc rung động - Ảnh: Northwestern University

Theo nhà nghiên cứu John Rogers, công nghệ mới hoàn toàn tránh được sự phụ thuộc năng lượng pin, loại bỏ sự bất tiện về khối lượng, kích thước thời gian vận hành hạn chế của chúng. Ông giải thích với Hãng tin AFP rằng cánh tay mới sẽ cải thiện chất lượng cuộc sống của Anderson.

Sau nguyên mẫu này, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục hoàn thiện để làm cho thiết bị mỏng và nhẹ hơn nữa. Trong tương lai, họ cũng muốn nghiên cứu chế tạo các cảm biến nhiệt, cho phép người mang bàn tay giả có thể nhận biết độ nóng hoặc lạnh của đồ uống.

Bước tiến trong công nghệ chế tạo da người trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học Singapore mới đây tuyên bố đã phát triển được công nghệ giúp in ra mẩu da người có kích cỡ bằng móng tay cái chỉ trong chưa đầy một phút.

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar