25/10/2023 22:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát minh lớp phủ chống nước tốt nhất thế giới

Các nhà khoa học tại Phần Lan đã tạo ra một lớp vỏ chống nước 'giống chất lỏng' có khả năng thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp gia dụng.

Vật liệu chống nước có thể là cuộc cách mạng cho các hệ thống ống nước - Ảnh: ALAMY

Vật liệu chống nước có thể là cuộc cách mạng cho các hệ thống ống nước - Ảnh: ALAMY

Nhóm nghiên cứu Phần Lan đến từ Đại học Aalto do giáo sư Robin Ras dẫn đầu và các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Jyväskylä đã phát triển một cơ chế đặc biệt khiến những giọt nước trượt khỏi bề mặt các vật một cách dễ dàng nhất từ trước đến nay.

Theo đó, các nhà khoa học đã tạo ra những bề mặt silicon với lớp vỏ bên ngoài giống chất lỏng có tác dụng "không thấm nước" bằng cách khiến các giọt nước trượt khỏi bề mặt tiếp xúc. 

Lớp phủ biến đổi linh hoạt này đóng vai trò như một chất bôi trơn giữa đồ vật và nước.

Phát hiện trên thách thức những quan niệm hiện tại về ma sát giữa bề mặt rắn và nước, mở ra hướng đi mới trong việc nghiên cứu tính trơn trượt ở cấp độ phân tử.

Nấu ăn, vận chuyển, quang học và hàng trăm công nghệ khác bị ảnh hưởng khi nước dính vào bề mặt hoặc trượt khỏi. Vì vậy, việc ứng dụng các bề mặt chống nước trong tương lai có thể cải thiện nhiều trong các ngành công nghệ gia dụng và công nghiệp, như hệ thống ống nước, vận chuyển và công nghiệp ô tô.

Ông Sakari Lepikko, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ trên tạp chí Nature Chemistry: "Công trình của chúng tôi là công trình đầu tiên đi thẳng tới cấp độ nanomet để tạo ra các bề mặt không đồng nhất về mặt phân tử".

Theo ông Lepikko, phát hiện này hứa hẹn ứng dụng ở tất cả những tình huống cần có bề mặt chống thấm nước, từ đời sống hằng ngày đến môi trường công nghiệp.

"Những thứ như truyền nhiệt trong đường ống, làm tan băng và chống sương mù là những ứng dụng tiềm năng. Nó cũng sẽ giúp ích cho kỹ thuật dòng vi lỏng (kiểm soát dòng chất lỏng bên trong các kênh có thể tích nhỏ), trong đó các giọt nhỏ cần được di chuyển xung quanh một cách trơn tru và tạo ra các bề mặt tự làm sạch. Cơ chế do chúng tôi tạo ra sẽ là lối đi mới để vận chuyển giọt nước đến nơi cần nó", ông Lepikko nói thêm.

Sẽ tiếp tục cải tiến lớp chống nước

Nhóm nghiên cứu cho biết họ đang lên kế hoạch thử nghiệm thiết lập lại lớp phủ chống nước nêu trên và cải thiện độ bền của chúng.

Vào năm 2020, Đại học Aalto từng phát triển dự án bề mặt siêu kỵ nước bọc thép - một loại vật liệu được sử dụng trong y tế, mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, vi rút và nhiều mầm bệnh khác.

Những bề mặt siêu kỵ nước dễ dàng bị hư hại, khiến hiệu quả của chúng giảm đi đáng kể. Màng bọc do nhóm nghiên cứu sáng chế giúp các bề mặt chống thấm nước bền hơn, gia tăng khả năng ngăn ngừa bệnh.

Trang trại nổi biến nước biển thành nước ngọt

Hệ thống tự vận hành bằng năng lượng mặt trời có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt đang gia tăng trên toàn cầu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar