05/08/2023 07:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát minh vật liệu bền nhất từ trước tới nay

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một loại vật liệu cực kỳ chắc và nhẹ, bằng cách sử dụng công nghệ nano DNA, sau đó phủ nó trong một lớp thủy tinh mỏng.

Mô hình 'khung xương' của vật liệu mới làm bằng DNA và thủy tinh - Ảnh: SCIENCE DAILY

Mô hình 'khung xương' của vật liệu mới làm bằng DNA và thủy tinh - Ảnh: SCIENCE DAILY

Vật liệu mới là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Connecticut (UConn) Mỹ và các đối tác.

Theo trang tin Science Daily, vật liệu mới này có khả năng giúp cải tiến nhiều thứ khác nhau như xe hơi và áo giáp. Điều đáng ngạc nhiên là nó được tạo ra bằng hai thứ không ngờ tới: DNA (acid nucleic) và thủy tinh.

Ông Seok-Woo Lee, nhà khoa học vật liệu tại UConn, tuyên bố vật liệu mới này là vật liệu bền nhất trong số tất cả các vật liệu đã biết.

Ông Lee đã cùng các đồng nghiệp từ UConn, Đại học Columbia và Phòng thí nghiệm quốc gia Brookhaven công bố khám phá của họ trên tạp chí Cell Reports Physical Science.

Họ đã sử dụng công nghệ nano DNA. Công nghệ này liên quan đến việc chế tạo các cấu trúc siêu nhỏ từ DNA (acid nucleic). Công nghệ này trước đó đã được nhà khoa học người Mỹ Nadrian Seeman sáng lập và phát triển.

Theo trang tin Greek Repoter, nhóm đã sử dụng DNA tự lắp ráp để tạo ra cấu trúc. Nó tương tự cách thức hoạt động của bộ đồ chơi ghép hình nam châm Magna-Tiles của trẻ em, trong đó các đoạn DNA cụ thể có độ dài và tính chất hóa học cụ thể kết hợp với nhau một cách tự nhiên. 

Sau khi đã có "bộ khung" DNA, các nhà nghiên cứu phủ nó bằng Silica. Silica còn gọi là dioxide silic, là một hợp chất hóa học có độ cứng cao và không tồn tại ở dạng đơn lẻ, mà liên kết với nhau thành phân tử rất lớn. Silica tinh khiết là một loại thủy tinh.

Lớp phủ Silica chỉ dày vài trăm nguyên tử. Nó chỉ bao phủ bề mặt của các sợi DNA, còn bên trong trống rỗng tương tự như các phòng trống trong một ngôi nhà. Tuy nhiên chính các khoảng trống bên trong này giúp cho vật liệu mới khá nhẹ.

Việc nhóm nghiên cứu chọn sử dụng thủy tinh làm vật liệu mới gây ngạc nhiên vì thủy tinh được biết là dễ vỡ. Tuy nhiên, lý do khiến kính thủy tinh dễ vỡ thường là do những sai sót trong cấu trúc của nó, chẳng hạn như vết nứt, vết xước hoặc thiếu nguyên tử.

Khi thủy tinh không tì vết, nó trở nên cực kỳ chắc chắn. Trên thực tế, một centimet khối thủy tinh hoàn hảo có thể chịu được áp suất cực lớn, lên tới hàng chục tấn.

Thay toàn bộ xương cánh tay 'thiết kế riêng' sử dụng vật liệu siêu mới

Các bác sĩ của Trung tâm CTCH&YHTT Vinmec vừa phẫu thuật phục hồi thành công cánh tay cho một bệnh nhân ung thư xương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar