05/10/2022 17:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nobel Hóa học 2022 được trao cho ba nhà khoa học 'gắn kết các phân tử lại với nhau’

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Ngày 5-10, các nhà khoa học Carolyn Bertozzi, Morten Meldal và Barry Sharpless đã giành giải Nobel Hóa học năm 2022 vì đã đặt nền móng cho một mảng nghiên cứu hóa học có nhiều ứng dụng hơn.

Nobel Hóa học 2022 được trao cho ba nhà khoa học gắn kết các phân tử lại với nhau’ - Ảnh 1.

Các nhà khoa học Carolyn Bertozzi, Morten Meldal và Barry Sharpless đã giành giải Nobel Hóa học năm 2022 - Ảnh: NEW YORK TIMES

Theo Hãng tin AFP, Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển cho biết hai nhà khoa học người Mỹ Carolyn Bertozzi Barry Sharpless, cùng với nhà khoa học Morten Meldal của Đan Mạch, được vinh danh "vì phát triển nghiên cứu phản ứng hóa học click và phản ứng sinh trực giao".

“Sử dụng các phản ứng sinh trực giao, các nhà nghiên cứu đã giúp cải tiến các dược phẩm chữa ung thư, hiện đang được thử nghiệm trong các thử nghiệm lâm sàng", Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nói thêm.

Đây là giải Nobel thứ hai cho nhà khoa học Sharpless, 81 tuổi, người từng đoạt giải Nobel Hóa học năm 2001.

Trường phái nghiên cứu về phản ứng click, hay ngành hóa học click, miêu tả các quá trình kết nối những cấu trúc nhỏ lại với nhau thành những cấu trúc lớn hơn bằng phản ứng hóa học.

Phản ứng bioorthogonal (sinh trực giao) là các phản ứng hữu cơ có thể tiến hành với các phân tử sinh học có mặt trong các sinh vật sống mà không gây nhiễu loạn đến chức năng cơ bản của các sinh vật này.

Cả hai kỹ thuật này đã cách mạng hóa những phương thức các nhà khoa học có thể sử dụng để tạo ra các phân tử hữu ích bên trong tế bào sống và theo dõi quá trình phát triển mà không gây hại cho tế bào.

Năm 2021, hai nhà khoa học Benjamin List và David MacMillan được trao giải Nobel Hóa học, nhờ phát triển một công cụ chính xác để tạo thành phân tử mới trong các phản ứng hóa học: các chất xúc tác hữu cơ phi đối xứng.

Công trình của hai ông có tác động lớn đến nghiên cứu dược phẩm và sẽ làm cho hóa học trở nên xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn.

Giải Nobel Hóa học là một trong năm giải thuộc Giải Nobel được trao theo di chúc của nhà phát minh Alfred Nobel (qua đời năm 1896). Giải thưởng danh giá này đi kèm với huy chương vàng và 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1 triệu USD).

Nhà khoa học Marie Curie từng đoạt giải Nobel Hóa học. Sau đó con gái lớn của bà, Irene Joliot-Curie, cũng giành giải này sau mẹ 20 năm.

Giải Nobel được công bố hằng năm kể từ năm 1901, để vinh danh những cá nhân đạt thành tựu trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y sinh, văn học và hòa bình. Việc nhiều nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực liên quan - thay vì chỉ một cá nhân - cùng được trao giải là điều bình thường.

Giải Nobel Hóa học là giải Nobel thứ ba được trao trong tuần này, sau Giải Nobel Y sinh và Vật lý năm 2022.

Năm nay, nhà di truyền học người Thụy Điển Svante Paabo nhận giải Nobel Y sinh vì những phát hiện mang tính đột phá của ông về sự tiến hóa của con người.

Trong khi đó, các nhà khoa học Alain Aspect, John Clauser và Anton Zeilinger được trao giải Nobel Vật lý năm 2022 nhờ "các thí nghiệm với các photon vướng víu, thiết lập sự vi phạm các bất đẳng thức Bell và tiên phong trong khoa học thông tin lượng tử".

Giải Nobel vật lý 2022: Khi 'Chúa trời đổ xúc xắc'

TTO - Albert Einstein đã có một phát ngôn nổi tiếng 'Chúa trời không đổ xúc xắc', hàm ý rằng mỗi quả bóng đều đã định sẵn thông tin về màu sắc bởi các biến số ẩn, và do đó, sự liên đới thông tin tức thời ở một khoảng cách xa là không thể...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Sau khi tiêu diệt tế bào người, Entamoeba histolytica 'đội lốt' các tế bào này để tránh bị hệ miễn dịch phát hiện. Nó đang ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và gây ra 70.000 ca tử vong.

Phát hiện ký sinh trùng 'đội lốt' tế bào người để trốn hệ miễn dịch

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar