29/04/2018 09:16 GMT+7

Phát hiện xác tàu ngầm, giải mã thuyết âm mưu Hitler trốn sang Nam Mỹ

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Một tàu ngầm Đức được cho đã đưa Adolf Hitler đến Nam Mỹ vừa được phát hiện ngoài khơi Đan Mạch sau gần 73 năm mất tích trên biển.

Phát hiện xác tàu ngầm, giải mã thuyết âm mưu Hitler trốn sang Nam Mỹ - Ảnh 1.

Tàu ngầm U-2540 cùng loại với chiếc tàu ngầm được cho là đã đưa Hitler trốn sang Nam Mỹ tại một viện bảo tàng ở Đức - Ảnh chụp màn hình

Chiếc tàu ngầm được phát hiện nằm dưới đáy biển Bắc giữa Đan Mạch và Na Uy đang khiến nhiều người hoài nghi. Liệu Hitler có thực sự trốn sang Nam Mỹ bằng tàu ngầm?

Hitler được bí mật đưa sang Nam Mỹ?

U-3523 là một trong những chiếc tàu ngầm cao cấp loại XXI của Hitler, nhưng lại xuất hiện quá muộn để có thể ngăn chặn chiến thắng của phe Đồng minh. Thiết kế cho phép tàu di chuyển liên tục đến tận Nam Mỹ.

Chiếc U-3523 được cho là đã bị tấn công bởi lực lượng B24 của Anh vào ngày 6-5-1945. Tuy nhiên, không một mảnh vỡ nào được tìm thấy, và vì không thể xác định được xác tàu, người ta đồn rằng nó đã trốn thoát, cùng với Hitler, các quan chức cấp cao của phát xít Đức và vô số châu báu.

Các tài liệu giải mật từ tình báo Hoa Kỳ đã củng cố lập luận rằng lãnh đạo của Đức Quốc xã, bao gồm cả Adolf Hitler, đã trốn sang Nam Mỹ vào những ngày cuối cuộc chiến.

Theo hồ sơ của CIA cập nhật ngày 3-10-1955, một cựu binh sĩ SS tên Phillip Citroen cho biết Hitler đã lẩn trốn ở Colombia và sau đó là Argentina. Citroen thậm chí còn có một bức ảnh chụp năm 1954 tại thành phố Tunja của Colombia trong đó cho thấy anh ta cùng với một người đàn ông được là Hitler.

Một hồ sơ khác từ FBI cập nhật ngày 21-9-1945 nói rằng có nhân chứng cho biết Hitler đã đến Argentina bằng tàu ngầm sau khi Berlin thất thủ khoảng hai tuần rưỡi.

Phát hiện xác tàu ngầm, giải mã thuyết âm mưu Hitler trốn sang Nam Mỹ - Ảnh 2.

Đồ họa mô phỏng chiếc U-3523 dưới đáy Biển Bắc - Ảnh: Bảo tàng hải chiến Đan Mạch

Xác tàu ngầm U-3523 giải mã sự thật

Vậy rốt cuộc có hay không chuyện Hitler trốn sang Nam Mỹ và ông ta đã làm điều đó bằng cách nào. Việc phát hiện xác tàu ngầm U-3523 đã giúp những người tin rằng Hitler còn sống sau Thế chiến thứ II loại trừ một giả thuyết.

Kết quả quét đáy biển cho thấy chiếc tàu ngầm giờ đây đang nằm ở độ sâu khoảng 123m khiến việc tiếp cập trở nên khó khăn. Điều bất thường là toàn bộ mũi tàu bị chôn vùi trong cát, trong khi đuôi tàu hướng đứng lên cao hơn gần 20m so với đáy.

Khám phá mới đã chứng minh rằng U-3523 không bao giờ thực hiện sứ mệnh đưa Hitler tẩu thoát. Nó đã chìm cùng với 58 thủy thủ đoàn thay vì châu báu của phát xít Đức.

Bảo tàng hải chiến của Đan Mạch, đơn vị đã tìm thấy chiếc tàu ngầm, cho biết không có bằng chứng nào cho thấy con tàu đang trốn thoát với các lãnh đạo Đức Quốc xã hoặc bị cướp bóc.

Hiện nay, con tàu đã được xác định năm cách mười dặm về phía bắc Skagen - thị trấn cực bắc của Đan Mạch - và chín dặm về phía tây theo báo cáo của máy bay ném bom Anh.

Bên cạnh đó, Gert Normann Andersen, giám đốc của bảo tàng cho rằng con tàu đã di chuyển về hướng Na Uy chứ không phải về hướng Nam Mỹ như lời đồn.

Lý giải về việc không thể xác định vị trí con tàu trong mấy chục năm qua, bảo tàng của Đan Mạch cho rằng là do sự nhầm lẫn của phi công Anh.

Phát hiện xác tàu ngầm, giải mã thuyết âm mưu Hitler trốn sang Nam Mỹ - Ảnh 3.

Trùm phát xít Adolf Hitler có thực sự đã tự sát trong căn hầm của y ở Berlin trong ngày thất thủ? - Ảnh chụp màn hình

TTO - Theo thông báo chính thức, Yuri Gagarin hi sinh khi đang tìm cách tránh một quả bóng thám không, nhưng 50 sau, nguyên nhân cái chết của nhà du hành vũ trụ Liên Xô này vẫn còn bị bao trùm trong những bí ẩn và đồn đoán.

Đức Quốc xã chế tạo tổng cộng 118 chiếc tàu ngầm loại XXI nhưng do chất lượng kém, chỉ có bốn chiếc phù hợp đem ra chiến đấu trước khi Thế chiến thứ II kết thúc. Thực tế chỉ có hai chiếc được triển khai, nhưng chúng không đánh chìm bất kỳ tàu nào của phe đồng minh.

Hiện chỉ còn một chiếc tàu ngầm loại XXI phiên bản gốc còn tồn tại. Chiếc tàu này trước đây có tên U-2540 và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hàng hải Đức ở Bremerhaven.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

Một video đang lan truyền trên mạng với nội dung cho rằng bà Usha Vance - vợ Phó tổng thống Mỹ JD Vance - nói hối hận vì đã kết hôn với ông.

Video clip vợ phó tổng thống Mỹ từ khen chồng bị sửa thành 'hối hận khi lấy chồng'

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Dù đã nhiều lần bác bỏ, tin đồn vợ chồng cựu tổng thống Mỹ Barack Obama ly hôn vẫn lan rộng. Trong khi đó, các trang kiểm chứng khẳng định không có bằng chứng hay hồ sơ pháp lý nào về việc ly hôn này.

Ông Obama đáp trả tin đồn ly hôn bằng những lời ngọt ngào gửi vợ

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Một số nhóm ủng hộ các chính trị gia thuộc đảng bảo thủ Hàn Quốc đã lan truyền hình ảnh cho thấy ông Trump ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống, dù ông Han đã tuyên bố rút lui từ ngày 11-5.

Ông Trump bị ghép ảnh ủng hộ ông Han Duck Soo tranh cử tổng thống

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Một số tin tức nổi bật: Dược sĩ Tiến đính chính không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả; Kaity Nguyễn được giới thiệu là nữ diễn viên hàng đầu Việt Nam; Câu hát 'Gần mực thì đen, gần thiên nhiên thì thư giãn' gây sốt mạng xã hội...

Dược sĩ Tiến nói không liên quan đến bán thực phẩm chức năng giả

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar