22/07/2025 09:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện vật thể bí ẩn quay 'theo nhịp' với sao Hải Vương

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một vật thể kỳ lạ ở rìa Hệ Mặt trời, có tên 2020 VN40, đang chuyển động theo một 'giai điệu trọng lực' độc nhất với sao Hải Vương.

sao Hải Vương - Ảnh 1.

Ảnh minh họa vật thể đang 'nhảy múa' với sao Hải Vương - Ảnh: Robert Lea

Đây là vật thể đầu tiên được xác nhận có quỹ đạo quay quanh Mặt trời đúng 1 vòng cho mỗi 10 vòng quay của sao Hải Vương - một tỉ lệ cộng hưởng chưa từng ghi nhận trước đây.

Nghiên cứu do Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (CfA) chủ trì, vừa được công bố trên Planetary Science Journal, hứa hẹn sẽ làm thay đổi cách hiểu hiện nay về chuyển động và lịch sử tiến hóa của các vật thể xa xôi trong Hệ Mặt trời.

2020 VN40 thuộc nhóm vật thể ngoài Hải Vương tinh (trans-Neptunian objects) - các thiên thể nằm rất xa, vượt khỏi quỹ đạo của hành tinh thứ 8. Được phát hiện trong cuộc khảo sát LiDO (Large inclination Distant Objects), vật thể này có quỹ đạo nghiêng mạnh so với mặt phẳng quỹ đạo các hành tinh, với khoảng cách trung bình đến Mặt trời gấp 140 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời.

Tiến sĩ Rosemary Pike (CfA), tác giả chính, cho biết: "Đây là một bước tiến lớn trong việc hiểu cách các vùng xa xôi của Hệ Mặt trời bị ảnh hưởng bởi trọng lực sao Hải Vương. Nó giúp hé lộ manh mối về cách các vật thể này hình thành và tiến hóa".

Thông thường, các vật thể có cộng hưởng quỹ đạo với Hải Vương tinh - như tỉ lệ 2:3 hay 1:2 - sẽ đạt điểm gần Mặt trời nhất (cận nhật) khi Hải Vương tinh ở rất xa, giúp tránh va chạm hoặc xáo trộn trọng lực.

Tuy nhiên, 2020 VN40 lại tiếp cận Mặt trời khi sao Hải Vương cũng ở gần, nếu nhìn từ trên cao xuống mặt phẳng Hệ Mặt trời. Dù thực tế hai vật thể này cách xa nhau theo chiều thẳng đứng (2020 VN40 ở dưới mặt phẳng quỹ đạo), cách chuyển động này vẫn rất bất thường và khác hoàn toàn với mọi vật thể cộng hưởng từng biết đến.

Tiến sĩ Ruth Murray-Clay (ĐH California Santa Cruz) ví hiện tượng này như "phát hiện một nhịp ẩn trong bản nhạc tưởng đã quen thuộc". Điều này buộc các nhà khoa học phải xem xét lại mô hình chuyển động của các vật thể ở vùng rìa Hệ Mặt trời.

Cuộc khảo sát LiDO sử dụng kính viễn vọng Canada - Pháp - Hawaii cùng các đài quan sát Gemini và Magellan, nhằm săn tìm những vật thể có quỹ đạo nghiêng mạnh - vốn là khu vực ít được nghiên cứu. Đến nay, nhóm đã phát hiện hơn 140 vật thể xa và kỳ vọng sẽ tìm thấy nhiều hơn nữa nhờ các đài thiên văn mới như Đài quan sát Vera C. Rubin sắp đi vào hoạt động.

Tiến sĩ Kathryn Volk (Viện Khoa học hành tinh) nhận định: "Chúng ta đang mở một cánh cửa mới vào lịch sử Hệ Mặt trời, và đây mới chỉ là sự khởi đầu".

NASA phát hiện 'vị khách lạ' lao nhanh qua Hệ Mặt trời

Một vật thể liên sao đang di chuyển nhanh qua Hệ Mặt trời của chúng ta và mới chỉ là vật thể liên sao thứ ba được phát hiện cho đến nay.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người dân nuôi chim diều lửa không giấy tờ là phạm luật

Dù việc nuôi chim diều lửa cần phải có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, nhưng vẫn có người mang loài chim này đến bờ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TP.HCM để huấn luyện cho chim bay lượn cũng như quay clip đăng lên mạng xã hội.

Người dân nuôi chim diều lửa không giấy tờ là phạm luật

Những ứng dụng và trang dự báo thời tiết cần 'bỏ túi' để theo dõi

Với diễn biến ngày càng khó lường của thiên tai, các thông tin dự báo thời tiết ngày càng được người dân quan tâm theo dõi. Nhưng trang nào đáng tin cậy, không phát tin sai lệch, gây hoang mang?

Những ứng dụng và trang dự báo thời tiết cần 'bỏ túi' để theo dõi

Sững sờ 'tường mây' ập tới khi bão Wipha sắp đổ bộ

Mạng xã hội lan truyền video và hình ảnh 'tường mây' đáng sợ bao trùm bầu trời tỉnh Hải Nam và Quảng Đông, Trung Quốc khi bão Wipha sắp đổ bộ.

Sững sờ 'tường mây' ập tới khi bão Wipha sắp đổ bộ

Khi nào Hệ Mặt trời 'chết', và 'chết' thế nào?

Không có gì là vĩnh viễn, Hệ Mặt trời cũng vậy. Khi nào nó sẽ 'chết' và số phận các hành tinh khác sẽ ra sao?

Khi nào Hệ Mặt trời 'chết', và 'chết' thế nào?

Đỉnh lũ năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể cao hơn năm ngoái khoảng 0,3m

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, mực nước các nơi trong tỉnh sẽ tiếp tục lên theo triều và lũ thượng nguồn trong tháng 8 và 9; đỉnh lũ năm 2025 ở mức xấp xỉ và cao hơn năm 2024 khoảng 0,1 - 0,3m.

Đỉnh lũ năm 2025 ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể cao hơn năm ngoái khoảng 0,3m

Ngắm vũ trụ kỳ vĩ qua cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn 2025

Cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn ZWO (Astronomy Photographer of the Year 2025) thu hút gần 5.880 ảnh dự thi.

Ngắm vũ trụ kỳ vĩ qua cuộc thi nhiếp ảnh thiên văn 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar