24/06/2023 15:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện thiên thể kỳ lạ nóng hơn Mặt trời

Một thiên thể kỳ lạ đang phá kỷ lục siêu nóng của Mặt trời và thách thức sự hiểu biết của các nhà thiên văn học.

Phát hiện thiên thể kỳ lạ nóng hơn Mặt trời - Ảnh 1.

Minh họa về một sao lùn nâu - Ảnh: NASA

Thiên thể có tên WD0032-317B là một sao lùn nâu - một loại "tiền sao" sáng, ở thể khí.

Sao lùn nâu thường có thành phần khí quyển tương tự sao Mộc nhưng lớn hơn từ 13 đến 80 lần. Với khối lượng đó, những thiên thể này bắt đầu hợp nhất các đồng vị hydro trong lõi của chúng.

Tuy nhiên, chúng không đủ lớn để kích hoạt loại phản ứng tổng hợp sao, để tự duy trì hoàn toàn năng lượng cho các ngôi sao như Mặt trời của chúng ta.

Các sao lùn nâu thường cháy ở khoảng 2.200 độ C, trong khi hầu hết các ngôi sao có nhiệt độ bề mặt đạt khoảng 3.700 C.

Tuy nhiên, WD0032-317B cách Trái đất 1.400 năm ánh sáng, không giống như đa số các sao lùn nâu.

Trong một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Astronomy, các nhà nghiên cứu đã đo nhiệt độ bề mặt của thiên thể và nhận thấy nhiệt độ của nó là 7.700 độ C. Nó nóng hơn so với bề mặt Mặt trời của chúng ta chỉ có khoảng 5.505 độ C.

Nhiệt độ trên đủ nóng để các phân tử trong bầu khí quyển của nó phân rã thành các nguyên tử thành phần của chúng. 

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện thiên thể này nhận được sự hỗ trợ từ ngôi sao mà nó quay quanh. WD0032-317B ở rất gần Mặt trời của nó, một ngôi sao lùn trắng cực nóng - gần đến mức một năm của nó chỉ kéo dài 2,3 giờ.

Khoảng cách đó có nghĩa là WD0032-317B có một bên mãi mãi hướng về phía ngôi sao của nó, theo trang khoa học Science Alert.

Do đó, sao lùn nâu chỉ quá nóng ở một bên; mặc dù nhiệt độ "phía ban ngày" của nó đạt tới 7.700 độ C, nhưng "phía ban đêm" của nó tương đối dễ chịu từ 1.000 đến 2.700 độ C.
Theo các nhà nghiên cứu, đó là sự chênh lệch nhiệt độ khắc nghiệt nhất mà các nhà thiên văn học đã đo được trên một thiên thể. Nhưng những điều kiện này sẽ không kéo dài lâu - khi các phân tử của nó tiếp tục phân rã, nó sẽ bốc hơi.

Nghiên cứu về các thiên thể như WD0032-317B có thể giúp các nhà khoa học hiểu được các ngôi sao nóng dần tiêu thụ các bạn đồng hành của chúng như thế nào. Nó cũng có thể bổ sung vào kho kiến thức ngày càng tăng xung quanh các điều kiện mà các ngôi sao cần để đốt cháy.

Kính thiên văn James Webb phát hiện tiểu hành tinh chưa từng được biết tới

Thông qua kính viễn vọng không gian James Webb, các nhà thiên văn học châu Âu đã phát hiện một tiểu hành tinh chưa từng được biết đến trước đây.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar