22/05/2015 11:10 GMT+7

Bọ que Việt Nam vào tốp 10 loài mới năm 2015

HUỲNH PHƯƠNG
HUỲNH PHƯƠNG

TTO - Viện Khoa học môi trường và lâm nghiệp (ESF) thuộc Hệ thống ĐH bang New York (SUNY, Mỹ) vừa công bố tốp 10 loài mới nổi bật của năm 2015, trong đó có loài bọ que của Việt Nam.

Loài bọ que Phryganistria tamdaoensis (con đực) - Ảnh: sci-news.com

Theo Guardian ngày 21-5, tốp 10 loài mới của năm 2015 được các nhà khoa học SUNY chọn lọc từ hơn 18.000 loài mới được phát hiện trên thế giới trong năm 2014.

Loài bọ que mới của Việt Nam được các nhà khoa học Bỉ và Việt Nam tìm thấy ở vùng rừng nhiệt đới thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo (nằm trên dãy núi Tam Đảo, thuộc ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang) và được giới truyền thông quốc tế công bố tháng 12-2014.

Bọ que mới được đặt tên khoa học là Phryganistria tamdaeoensis, khi duỗi các chi trước của nó thẳng ra có thể đo được tổng chiều dài cơ thể khoảng 22,86cm.

Các loài bọ que nói chung, loài Phryganistria tamdaeoensis nói riêng được xem là “bậc thầy của việc ngụy trang”. Chúng thường hoạt động ban đêm và do đó rất khó phát hiện. Một khi phát hiện, chúng nằm bất động giả chết và bắt chước y hệt nhành cây la đà trong gió.

Trong chuyến thám hiểm tại vùng rừng Việt Nam, các nhà khoa học còn phát hiện thêm hai loài côn trùng bọ que mới là Phryganistria heusii yentuensisPhobaeticus trui.

Trong đó, Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ xác nhận Phryganistria heusii yentuensis là côn trùng dài thứ hai thế giới (0,54m), giữ kỷ lục côn trùng dài nhất thế giới hiện nay thuộc về loài Phobaeticus chani dài 0,56m ở vùng rừng nhiệt đới đảo Borneo, địa phận Indonesia.

Hiện có khoảng 750.000 loài côn trùng được mô tả khoa học trên thế giới.

Côn trùng bọ que Phryganistria heusii yentuensis dài thứ hai thế giới, được phát hiện tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, Bắc Giang, Việt Nam - Ảnh: wired.com

“Khủng long gà” Anzu wyliei sống cách đây 66 triệu năm, hóa thạch của chúng được phát hiện tại Mỹ - Ảnh: Mark A. Klingler/Carnegie Museum of Natural History/ESF

San hô Balanophora coralliformis ở vùng biển Philippines - Ảnh: P.B. Pelser & J.F. Barcelona/ESF

Nhện “nhào lộn” trên cát Cebrennus rechenbergi ở Morocco - Ảnh: Prof. Dr. Ingo Rechenberg/Technical University Berlin/ESF

Sinh vật lạ hình dạng nấm Dendrogramma enigmatica tại độ sâu khoảng 1.000m dưới vùng biển Úc - Ảnh: Jørgen Olesen/ESF

Ong bắp cày Deuteragenia ossarium chuyên “xơi tái” nhện ở Trung Quốc  - Ảnh: Michael Staab/ESF

Loài ếch Limnonectes larvaepartus đẻ ra nòng nọc thay vì trứng tại Indonesia - Ảnh: Jimmy A. McGuire/ESF

Sên biển hyllodesmium acanthorhinum ở vùng biển Nhật Bản - Ảnh: ESF

Loài thực vật Tillandsia religiosa ở Mexico -  Ảnh: A. Espejo/ESF

Cá nóc Torquigener albomaculosus ngoài khơi vùng biển Nhật Bản - Ảnh: Yoji Okata/ESF

HUỲNH PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: bọ que

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar