21/05/2020 11:58 GMT+7

Lần đầu chứng kiến khoảnh khắc ra đời rực rỡ của một ngoại hành tinh

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Nhờ vào kính thiên văn rất lớn (VLT) của Đài Thiên văn Nam Âu ở Chile, các nhà thiên văn học lần đầu tiên quan sát được sự ra đời của một ngoại hành tinh trong một đĩa bụi và khí dày đặc quanh ngôi sao trẻ AB Aurigae.

Lần đầu chứng kiến khoảnh khắc ra đời rực rỡ của một ngoại hành tinh - Ảnh 1.

Cấu trúc xoắn ốc nổi bật với một vòng xoắn bụi và khí quanh ngôi sao AB Aurigae. Bức ảnh được công bố ngày 20-5-2020 - Ảnh: EPA

Các nhà thiên văn học ngày 20-5 cho biết hành tinh non trẻ này đang hình thành quanh ngôi sao AB Aurigae - nặng khoảng 2,4 lần khối lượng Mặt trời, nằm trong dải Ngân hà của chúng ta và cách Trái đất 520 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng khoảng 9,5 nghìn tỉ km).

Sử dụng kính VLT, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một cấu trúc xoắn ốc nổi bật với một vòng xoắn bụi và khí quanh ngôi sao AB Aurigae. Vòng xoắn nằm trong cấu trúc xoắn ốc này chính là dấu hiệu cho thấy một hành tinh đang hình thành.

"Phải mất hàng triệu năm để một hành tinh đạt đến giai đoạn cuối của quá trình hình thành, do đó không thể xác định ngày sinh chính xác của một hành tinh. Tuy nhiên, chúng tôi có thể nói rằng chúng tôi gần như đã bắt được khoảnh khắc một hành tinh đang trong quá trình hình thành" - nhà thiên văn học Anthony Boccaletti của Đài Thiên văn Paris, người dẫn đầu nghiên cứu công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, cho biết.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 4.000 hành tinh quay quanh ngôi sao nằm bên ngoài hệ Mặt trời (hay còn gọi là ngoại hành tinh) nhưng ít ai biết được chúng hình thành như thế nào.

Do đó, cộng đồng khoa học đang rất hào hứng để hiểu hơn về cách các hành tinh này hình thành từ việc ngưng kết bụi và khí trong các đĩa bụi và khí quanh các ngôi sao trẻ. Nghiên cứu này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách một hành tinh hình thành như thế nào, theo hãng tin Reuters.

Nhà thiên văn Boccaletti cho biết khoảng cách giữa hành tinh non trẻ đang trong quá trình hình thành trên với ngôi sao của nó gấp khoảng 30 lần so với khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời và xấp xỉ bằng khoảng cách của sao Hải vương đến Mặt trời.

Đây dường như là một hành tinh khí, không phải là hành tinh đất đá như Trái đất hay sao Hỏa, và có thể nặng hơn sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời của chúng ta.

Đột quỵ ở người trẻ tuổi: triệu chứng mắc COVID-19?

TTO - Các bác sĩ trên thế giới đang ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở người trẻ mắc bệnh COVID-19. Nhiều chuyên gia tin rằng đột quỵ là biến chứng của COVID-19.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học chứng minh được côn trùng không chỉ nghe được âm thanh phát ra từ cây cối mà còn sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định.

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng

Chiến lược bảo tồn Trung Trường Sơn giai đoạn 2026 - 2030 vừa được WWF-Việt Nam công bố tại Quảng Trị, với trọng tâm là bảo tồn loài sao la quý hiếm và phục hồi hệ sinh thái rừng.

163 tỉ đồng giúp Quảng Trị bảo tồn sao la trước nguy cơ tuyệt chủng

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vệt sáng xuất hiện trên bầu trời sáng nay là do Trung Quốc đã phóng thành công tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Loại da nhân tạo này hoàn toàn được tạo ra từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành vết thương nhanh gấp đôi so với phương pháp hiện tại.

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar