10/02/2025 09:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện hơn 20 tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ

Nhờ hệ thống CRACO mới phát triển, các nhà thiên văn Úc đã phát hiện 2 tín hiệu vô tuyến nhanh cùng 2 ngôi sao neutron phát xạ không đều, và hơn 20 cơn bùng phát vô tuyến nhanh khác.

Phát hiện hơn 20 tín hiệu vô tuyến bí ẩn từ vũ trụ - Ảnh 1.

Kính viễn vọng vô tuyến ASKAP của CSIRO bao gồm 36 đĩa trải dài 6km ở Tây Úc - Ảnh: Alex Cherney/CSIRO

Một nhóm các nhà thiên văn học Úc vừa phát triển thành công phương pháp đặc biệt để phân tích các tín hiệu vô tuyến từ vũ trụ, góp phần xác định nguồn gốc của chúng. Nghiên cứu do tiến sĩ Andy Wang từ Trung tâm Quốc tế về thiên văn vô tuyến (ICRAR) tại Đại học Curtin dẫn đầu.

Các nhà khoa học tập trung nghiên cứu những chớp năng lượng mạnh xuất hiện và biến mất trong thời gian cực ngắn, được gọi là các cơn bùng phát vô tuyến nhanh. Những hoạt động này có thể giải phóng năng lượng trong một khoảnh khắc tương đương với lượng năng lượng Mặt trời tỏa ra trong một ngày.

Nhóm nghiên cứu đã phát triển hệ thống CRACO, sử dụng các máy tính và bộ xử lý mạnh để phân tích hàng nghìn tỉ pixel thông tin từ kính viễn vọng vô tuyến ASKAP tại Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) ở Tây Úc.

Tiến sĩ Wang cho biết: "CRACO giúp chúng tôi tìm kiếm các cơn bùng phát này tốt hơn bao giờ hết. Chúng tôi có thể quét 100 lần mỗi giây và trong tương lai có thể tăng lên 1.000 lần mỗi giây". Tiến sĩ Keith Bannister, kỹ sư thiên văn của CSIRO, so sánh công việc này như "tìm một đồng năm xu trong cả bãi biển cát mỗi phút".

Trong đợt chạy thử nghiệm, hệ thống đã phát hiện hai tín hiệu vô tuyến nhanh cùng hai ngôi sao neutron phát xạ không đều. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn xác định chính xác vị trí của bốn sao xung - những tàn dư sao quay tròn phát ra chùm năng lượng theo chu kỳ. Đặc biệt, họ còn phát hiện thêm hơn 20 cơn bùng phát vô tuyến nhanh khác.

Các nhà khoa học tin rằng những cơn bùng phát vô tuyến nhanh có thể đi qua hàng tỉ năm ánh sáng, mang theo thông tin về việc vật chất phân bố trong không gian như thế nào. Điều này có thể giúp lập bản đồ các cấu trúc vũ trụ vốn không thể nhìn thấy bằng cách khác.

CRACO sẽ sớm được cung cấp như một phần của Cơ sở Kính viễn vọng quốc gia Úc, tạo cơ hội cho các nhà khoa học trên toàn cầu tham gia tìm kiếm các tín hiệu vô tuyến nhanh và các tín hiệu bất thường khác.

Các nhà khoa học hy vọng công nghệ này sẽ giúp họ tìm ra những bí ẩn mới về quá trình hình thành sao, sao neutron, hoặc thậm chí hoạt động của hố đen.

Bức ảnh vũ trụ đẹp nhất từ trước đến nay

Don Pettit, phi hành gia kỳ cựu của NASA, vừa chụp được bức ảnh được cho là đẹp nhất từ trước tới nay từ Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar