01/05/2024 10:11 GMT+7

Phát hiện hố xanh sâu nhất thế giới, bên trong có nhiều hang động, đường hầm phức tạp

Hố xanh Taam Ja trên vùng biển của Mexico vừa được xác định là hố xanh đại dương sâu nhất thế giới.

Phát hiện mới về hố xanh sâu nhất thế giới tại Mexico - Ảnh: MEXICO DAILY POST

Phát hiện mới về hố xanh sâu nhất thế giới tại Mexico - Ảnh: MEXICO DAILY POST

Có thể hình dung hố xanh là một loại hang động lớn dưới đại dương. Phần bề mặt của hố có thể dễ dàng được nhìn thấy trên biển.

Tên gọi hố xanh là do nước bề mặt của hố có màu xanh dương đặc trưng, thường khác biệt hẳn với những vùng xung quanh.

Hố xanh thường được hình thành do sự xói mòn của đá vôi. Nước trên bề mặt thấm qua đá, hòa tan các khoáng chất và làm vết nứt ngày càng mở rộng, cuối cùng khiến đá sụp đổ.

Phần lớn hố xanh được phát hiện đến lúc này có độ sâu trong khoảng từ 10 - 100m.

"Danh hiệu" hố xanh sâu nhất thế giới trước nay thuộc về hố xanh Sansha Yongle, còn được gọi là hố Rồng, ở Biển Đông với độ sâu 301m.

Tuy nhiên nó vừa bị "soán ngôi". Theo trang tin khoa học Live Science, các chuyên gia vừa dùng kỹ thuật đo đạc mới để xác định hố xanh Taam Ja nằm ở vịnh Chetumal ngoài khơi bờ biển phía đông nam của bán đảo Yucatan (Mexico) sâu tới 420m.

Con số này khiến nhiều nhà khoa học bất ngờ khi các phép đo trước đây vào năm 2021 ước chừng hố sâu chỉ khoảng 274m. Độ sâu 420m lớn hơn kỷ lục của hố Rồng đến 119m.

Trong chuyến lặn thám hiểm hố xanh Taam Ja vào ngày 6-12-2023, nhóm nghiên cứu thực hiện các phép đo bằng máy đo độ dẫn, nhiệt độ và độ sâu (CTD). Đây là một thiết bị có bộ đầu dò đọc và truyền các đặc tính của nước lên bề mặt theo thời gian thực thông qua hệ thống cáp.

Kết quả nghiên cứu vừa được đăng tải trên tạp chí khoa học Frontiers in Marine Science. Các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo rằng số liệu cập nhật từ hố xanh Taam Ja là "hố xanh sâu nhất được biết đến trên thế giới".

Dù xác định Taam Ja là hố xanh sâu nhất thế giới đến thời điểm hiện tại, nhưng các nhà khoa học thừa nhận vẫn chưa chạm tới đáy hố này - Ảnh: REPORTE24QR

Dù xác định Taam Ja là hố xanh sâu nhất thế giới đến thời điểm hiện tại, nhưng các nhà khoa học thừa nhận vẫn chưa chạm tới đáy hố này - Ảnh: REPORTE24QR

Cũng theo báo cáo, nhóm nghiên cứu đang làm rõ các lớp nước khác nhau trong hố xanh Taam Ja. Chẳng hạn, lớp nước dưới 400m có điều kiện nhiệt độ và độ mặn giống với điều kiện của biển Caribê và các đầm phá rạn san hô ven biển gần đó.

Các chuyên gia lập luận điều này cho thấy hố xanh Taam Ja có thể được kết nối với đại dương thông qua một mạng lưới đường hầm và hang động ẩn giấu.

Các phép đo ban đầu với hố xanh Taam Ja được thực hiện bằng máy đo tiếng vang, một thiết bị gửi sóng âm xuống đáy nước và đo tốc độ sóng dội lại để tính khoảng cách. Nhưng kỹ thuật này có nhiều hạn chế do sự dao động của mật độ nước và hình dạng khó đoán của mỗi hố.

Một điều đáng lưu ý là kết quả mới nhất từ phép đo CTD có độ chính xác cao hơn nhưng theo nhóm nghiên cứu, độ sâu tối đa của hố xanh Taam Ja còn lớn hơn con số 420m hiện tại.

Nhóm viết trong báo cáo rằng họ vẫn chưa chạm được đáy thật sự của hố xanh Taam Ja. Lý do là do hố xanh có hệ thống hang động, đường hầm quá phức tạp, vì vậy cần thêm các thiết bị đo hiện đại tiếp tục được cập nhật.

Hóa thạch hé lộ sự đáng sợ của 'chúa tể đại dương' thời tiền sử

'Chúa tể đại dương' thời tiền sử dài tới 10m, hình dạng cơ thể pha trộn giữa siêu cá mập megalodon và loài cá mập trắng lớn hiện vẫn đang sinh sống ở nhiều đại dương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar