29/03/2018 10:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện bộ phận mới trong cơ thể người

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Các nhà khoa học vừa khám phá ra một bộ phận mới đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, họ đặt tên nó là 'interstitium' (tạm dịch là ‘mạng lưới liên mô’).

Phát hiện bộ phận mới trong cơ thể người - Ảnh 1.

Hình vẽ mô phỏng bộ phận mới interstitium được nhìn thấy bên dưới lớp da người - Ảnh: JILL GREGORY/MOUNT SINAI HEALTH SYSTEM

Theo tạp chí Time, nghiên cứu khoa học công bố phát hiện này được đăng tải trong ấn phẩm Scientific Reports mới nhất. Trong đó nhóm các nhà nghiên cứu do Đại học New York chủ trì đã mô tả về một bộ phận cơ thể mới có tên là "interstitium".

Về nội hàm, interstitium là một loạt các khoảng trống chứa đầy dịch, kết nối với nhau được tìm thấy dưới da cũng như có mặt khắp trong ruột, phổi, thành mạch máu và các cơ.

Theo các nhà khoa học, interstitium có thể đóng vai trò rất quan trọng trong cách thức hoạt động của nhiều mô và các bộ phận khác trong cơ thể cũng như liên quan tới cơ chế của một số căn bệnh như ung thư.

Mạng lưới interstitium chỉ được nhìn ra khi các nhà nghiên cứu bệnh học sử dụng một đèn nội soi laser mới cho phép họ quan sát các mô vi thể trong cơ thể người sống.

Hầu hết các nghiên cứu về mô cho tới nay đã bỏ qua bộ phận interstitium vì lâu nay họ chỉ lệ thuộc vào kỹ thuật sinh thiết các mô, tức là làm việc với mô ở trạng thái khô và cố định với kính hiển vi.

Với các mẫu mô sinh thiết đó, họ không bao giờ quan sát được những khoảng trống chứa đầy dịch của bộ phận mới có tên interstitium này.

Theo đó, chỉ khi đèn nội soi laser được sử dụng để loại bỏ các khối u ở các bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy, người ta mới nhận ra những khoảng trống kỳ lạ trong cơ thể con người.

Trong báo cáo khoa học, các nhà nghiên cứu phỏng đoán những khoảng trống này có thể đóng vai trò quan trọng trong một số chức năng của cơ thể, chẳng hạn như việc sản sinh collagen giúp hỗ trợ tế bào ở một số mô nhất định, cũng như là nơi lưu giữ các tế bào gốc sẽ được "điều động" trong trường hợp cần "sửa chữa" những mô bị tổn thương.

Do các khoảng trống chứa dịch này tạo nên sự kết nối giữa các mô và các bộ phận, nên rất có thể nó lý giải lý do vì sao một số bệnh ung thư, trong trường hợp tấn công được vào các khoảng trống này, có thể di căn nhanh hơn các bệnh ung thư khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Ngày 23-5, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) ghi nhận nhiệt độ lên tới 50,4 độ C, mức cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 5 kể từ khi bắt đầu ghi chép số liệu vào năm 2003.

Chưa hè, UAE đã nóng như lò nướng, tới 50,4 độ C

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Một nghiên cứu mới cho thấy ánh sáng ban ngày có thể giúp tăng cường khả năng của hệ miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, mở ra hướng điều trị mới cho các bệnh viêm nhiễm.

Phát hiện tác dụng thần kỳ của ánh sáng ban ngày đối với hệ miễn dịch

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Các nhà khoa học tuyên bố đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải mã ngôn ngữ của cá heo, với tiềm năng gợi mở cách thức liên lạc với trí tuệ ngoài Trái đất.

Giải mã tiếng cá heo: Mở đường giao tiếp với người ngoài hành tinh?

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar