23/09/2021 12:27 GMT+7

Phát hiện bằng chứng sốt rét kháng thuốc ở Uganda

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Các nhà khoa học vừa phát hiện bằng chứng bệnh sốt rét kháng thuốc ở Uganda, gây lo ngại thuốc artemisinin, loại thuốc chính dùng để điều trị căn bệnh này có thể mất tác dụng.

Phát hiện bằng chứng sốt rét kháng thuốc ở Uganda - Ảnh 1.

Một con muỗi Anopheles cái đang hút máu người. Bệnh sốt rét lây từ người sang người sau khi bị muỗi Anopheles mang ký sinh trùng sốt rét cắn - Ảnh: AP

Theo Hãng tin AP, các nhà nghiên cứu tại quốc gia Đông Phi Uganda đã phân tích mẫu máu của các bệnh nhân điều trị bằng thuốc artemesinin - loại thuốc chính dùng trị sốt rét ở châu Phi bên cạnh các thuốc điều trị kết hợp khác. 

Theo các nhà nghiên cứu, gần 20% mẫu máu trên có đột biến gene cho thấy thuốc artemisinin không hiệu quả. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy các bệnh nhân đó mất nhiều thời gian hơn để chống lại ký sinh trùng gây bệnh sốt rét.

Các chủng sốt rét kháng thuốc từng được phát hiện trước đây tại châu Á. Giới chức y tế đã liên tục theo dõi các dấu hiệu về việc sốt rét kháng thuốc xuất hiện ở châu Phi, vốn chiếm hơn 90% số ca sốt rét trên thế giới. Trước Uganda, một số chủng sốt rét kháng thuốc đã được phát hiện tại Rwanda.

"Phát hiện của chúng tôi cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của việc lây lan xuyên biên giới trên khắp châu Phi", nhóm tác giả viết trong nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa New England ngày 22-9.

Sốt rét lây truyền từ người sang người khi bị muỗi mang ký sinh trùng sốt rét cắn. Căn bệnh đã giết hơn 400.000 người mỗi năm, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai.

Bác sĩ Philip Rosenthal - giáo sư y khoa tại ĐH California ở thành phố San Francisco (Mỹ) và không tham gia nghiên cứu - cho biết phát hiện mới tại Uganda, sau các kết quả trước đó ở Rwanda, "chứng minh sốt rét kháng thuốc thật sự đã tồn tại ở châu Phi". 

Theo bác sĩ Rosenthal, dường như không phát hiện tình trạng kháng thuốc ở nơi nào khác trên châu lục này.

Ông cho biết các chủng sốt rét kháng thuốc xuất hiện tại Campuchia nhiều năm trước giờ đã lan khắp châu Á. Ông Rosenthal dự đoán tình hình tại châu Phi sẽ có chiều hướng giống như những gì đã xảy ra tại châu Á.

Bác sĩ Nicholas White - giáo sư y học nhiệt đới tại ĐH Mahidol ở thủ đô Bangkok (Thái Lan) - cho biết nghiên cứu đã đưa ra một kết luận "rõ ràng" về sự xuất hiện sốt rét kháng thuốc tại châu Phi.

"Căn bản chúng ta dựa vào một loại thuốc chống sốt rét và bây giờ điều đó trở nên khó khăn", ông White nói.

Ông White đề xuất thay vì cách điều trị thông thường - kết hợp một hoặc hai loại thuốc với artemisinin, các bác sĩ hiện nên sử dụng ba loại thuốc kết hợp, như thường thấy trong điều trị lao và HIV.

Bác sĩ White cho rằng giới chức y tế công cộng cần hành động để ngăn sốt rét kháng thuốc bằng cách tăng cường giám sát và hỗ trợ nghiên cứu các loại thuốc mới bên cạnh các biện pháp khác.

"Chúng ta không nên đợi cho đến khi ngọn lửa bùng lên rồi mới làm gì đó", ông White nói.

Cảnh báo sốt rét kháng thuốc lan rộng tại châu Á

TTO - Siêu ký sinh trùng sốt rét kháng đa thuốc đang ảnh hưởng đến nhiều khu vực tại Thái Lan, Lào và Campuchia, đe dọa làm chậm tiến độ kiểm soát dịch bệnh này trên toàn cầu.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar