05/03/2019 10:58 GMT+7

Phân luồng sau THCS thất bại, vì đâu?

NGỌC HÀ thực hiện
NGỌC HÀ thực hiện

TTO - Chính sách phân luồng được xác định quan trọng từ nhiều năm qua, nhưng việc thực hiện không đạt được kết quả như ý. TS Hoàng Ngọc Vinh - phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, nhìn nhận: thất bại.

Phân luồng sau THCS thất bại, vì đâu? - Ảnh 1.

Học sinh thiết kế thành phố mơ ước trong một hoạt động trải nghiệm của Trường THCS & THPT liên cấp Olympia Hà Nội - Ảnh: THANH PHÚC

Cụ thể, ông Vinh nhận xét: trong gần 20 năm qua, công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã không đạt được mục tiêu đặt ra trong các chiến lược phát triển giáo dục là 15% học sinh tốt nghiệp THCS vào học ở các cơ sở dạy nghề và TCCN - nếu không muốn nói là thất bại.

Cần lưu ý việc GDNN ở trình độ trung học vẫn có vai trò lớn trong đảm bảo cơ cấu trình độ nhân lực của một xã hội công nghiệp. Tỉ lệ này ở châu Âu vào khoảng 47% vào năm 2020. Ở VN chắc đến năm 2030 không biết có đạt đến trình độ phát triển như châu Âu hiện nay hay không, các nhà làm chính sách cần tính toán cẩn thận.

TS Hoàng Ngọc Vinh

Phân luồng sau THCS thất bại, vì đâu? - Ảnh 3.

TS Hoàng Ngọc Vinh

* Nguyên nhân đến từ đâu, thưa ông?

- Trước hết, chính quan niệm phân luồng nhiều khi vẫn chỉ hướng đến bằng cấp (bằng trung cấp, bằng CĐ), mà chưa hướng đến mục tiêu cuối cùng là kỹ năng nghề nghiệp và việc làm.

Đáng lẽ việc người tốt nghiệp THCS có thể tham gia các khóa học mềm dẻo, linh hoạt, ngắn hạn, dài hạn để có kỹ năng thị trường lao động và có việc làm (có thể học ngay tại nơi sản xuất) cũng phải tính vào mục tiêu phân luồng. Khi đó sẽ có cách nhìn bao quát hơn để làm chính sách.

Chưa kể, hệ thống có sự quản lý chồng chéo nhiều năm dẫn đến sự lãng phí nguồn lực đầu tư vì dàn trải, thiếu quy hoạch hệ thống và hợp tác. Khả năng điều phối chung về quy hoạch trên phạm vi quốc gia và các địa phương với ba dòng chảy chính là THPT, GDNN và giáo dục đại học cũng rất hạn chế.

Điều này liên quan đến công tác dự báo quốc gia về xu hướng nhu cầu thị trường lao động trong 10-15 năm để hình thành mô hình đào tạo nghề cũng như xác định các mục tiêu cho mỗi hệ thống con nói trên.

* Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng bản thân các trường nghề chưa chịu "lột xác" nên không thuyết phục được người học?

- Đúng là sự hấp dẫn của các cơ sở GDNN mà ở đó chất lượng đào tạo là tiêu chí hàng đầu để thu hút người học thì chúng ta chưa đạt được. Đào tạo nặng về bên cung. Thêm nữa, đầu ra ở thị trường lao động sẽ là yếu tố quan trọng để người học quyết định học nghề hay học đại học thì trừ một số nghề, còn lại nhu cầu đáp ứng cho doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thật sự có nhu cầu cao.

Một vấn đề đáng lo nữa là chính sách phát triển giáo dục đại học, cơ chế tài chính và luật pháp chưa hoàn thiện khiến cho việc phân luồng vào GDNN đang bị cản trở. Quy định về liên thông GDNN với hệ thống giáo dục đào tạo thiếu mềm dẻo và thiếu cơ chế đảm bảo chất lượng dẫn đến sức hút vào GDNN cũng hạn chế.

Đặc biệt, doanh nghiệp lẽ ra có vai trò rất lớn trong công tác phân luồng học sinh thì dường như đứng ngoài cuộc để mặc cho ngành giáo dục và lao động xoay xở.

* Mô hình 9+, cho phép học sinh tốt nghiệp THCS được học thẳng lên CĐ mà Bộ

LĐ-TB&XH đang đưa ra liệu có thể trở thành giải pháp trọng yếu và căn cơ, thu hút người học, tăng hiệu quả phân luồng?

- Tôi nghĩ điều này là phi logic, thiếu cơ sở thực tế. Việc quy định đào tạo trung cấp sau lớp 9 có 3 trình độ với thời gian là 1 năm, 2 năm và 3 năm để đạt được cùng một mục tiêu như quy định của Luật GDNN về đào tạo trình độ trung cấp. Vì thời gian và nội dung chương trình sẽ quyết định để đạt được mục tiêu.

GDNN không quan tâm đến đầu vào. Cần quan niệm GDNN cho mọi người vào học trong một hệ thống linh hoạt mở (về thời gian, không gian, phương thức đào tạo), chứ không thể "bó cứng" do bản chất đa dạng của người học về nhu cầu, điều kiện, hoàn cảnh và thị trường lao động.

TT - Là một nhà giáo, tôi luôn ủng hộ quan điểm phân luồng học sinh của ngành giáo dục.

NGỌC HÀ thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập.

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Chiều 13-5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố số lượng học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT của các trường THPT công lập không chuyên và chuyên năm học 2025-2026.

Hà Nội công bố số lượng nguyện vọng thi vào lớp 10, Trường THPT Yên Hòa dẫn đầu tỉ lệ chọi

Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng bị tố sàm sỡ giáo viên ở An Giang

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy An Phú, An Giang đã công bố quyết định kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng Trường tiểu học A Quốc Thái vì nhắn tin quấy rối tình dục nhiều giáo viên nữ.

Kỷ luật cảnh cáo hiệu trưởng bị tố sàm sỡ giáo viên ở An Giang

Học sinh lớp 5 nhặt được 61 triệu đồng trả lại người đánh rơi

Khi đang lưu thông trên đường, một em học sinh lớp 5 ở Hà Tĩnh nhặt được số tiền 61 triệu đồng nên đã báo với cha của mình để đến cơ quan công an trả lại người đánh rơi.

Học sinh lớp 5 nhặt được 61 triệu đồng trả lại người đánh rơi

Bình Tân: Thêm một trường tiểu học và THCS mới thành lập

UBND quận Bình Tân, TP.HCM vừa cấp phép thành lập Trường tiểu học và THCS VSchool. Trường này bắt đầu tuyển sinh từ năm học 2025-2026.

Bình Tân: Thêm một trường tiểu học và THCS mới thành lập

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar