18/10/2012 06:24 GMT+7

Phải xác định "chuẩn con người VN"

HÀ BÌNH
HÀ BÌNH

TT - Để giáo dục làm tốt nhiệm vụ đáp ứng nguồn lực con người theo yêu cầu phát triển của đất nước, chúng ta phải xác định được “chuẩn con người VN thế kỷ 21”.

Phóng to
Học sinh học cách gấp vỏ hộp sữa và bỏ vào thùng rác để mang đi tái chế - Ảnh: HÀ BÌNH

Bàn về triết lý giáo dục là một chủ đề khó, bàn cho ra nhẽ lại càng khó hơn. Nhưng việc định hình được một triết lý giáo dục đối với nền giáo dục nước ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng, có tác dụng định hướng cho chúng ta trong bối cảnh nền giáo dục đang rất cần sự đổi mới để phát triển.

Cụ thể hóa quan điểm

Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Sáng 17-10, chương trình “Bảo vệ môi trường và dinh dưỡng học đường” do Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp cùng các đơn vị tổ chức đã được phát động tại Trường tiểu học Bế Văn Đàn (Q.Bình Thạnh). Tại buổi lễ, học sinh đã học cách gấp vỏ hộp sữa sau khi sử dụng và bỏ vào thùng rác để tái chế; xem hoạt cảnh, kịch rối, chơi các trò chơi vận động lồng ghép kiến thức bảo vệ môi trường, đọc truyện tranh có nội dung bảo vệ môi trường...

Khi đất nước có chiến tranh, chúng ta không có thời giờ để đặt ra và thảo luận cho ra nhẽ vấn đề triết lý của nền giáo dục của chúng ta là gì. Nhưng bằng kết quả sản phẩm của nền giáo dục đạt được đã là câu trả lời cho câu hỏi về triết lý giáo dục: nền giáo dục phục vụ nhiệm vụ cao cả của dân tộc, của thời đại mà sản phẩm của nó là đào tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” yêu nước, sẵn sàng cống hiến cho yêu cầu của đất nước.

Đất nước thống nhất, cả nước cùng phấn đấu cho một mục tiêu chung vì sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, và văn minh”. Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường mà dân tộc ta đã chọn. Đảng đã khẳng định rõ về chế độ chính trị mà chúng ta tiếp tục xây dựng với những cơ sở kinh tế và xã hội đặc trưng của nó. Giáo dục - đào tạo là một hình thái ý thức xã hội, một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, không thể không chịu sự chi phối của cơ sở hạ tầng của hình thái kinh tế - xã hội.

Triết lý giáo dục nghĩ cho cùng không phải cái gì khác mà đó chính là hệ thống quan điểm, chủ trương, phương hướng được cụ thể hóa trong nội dung, hình thức đào tạo và mục tiêu hướng tới của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Những quan điểm, chủ trương cũng như nội dung, hình thức và mục tiêu nói trên phải phù hợp và đáp ứng với yêu cầu thực tế của đất nước.

“Chuẩn con người VN”

Hiện nay chúng ta đang ở trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, chuẩn bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội bằng việc “hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động, chúng ta còn phải “vừa phát huy nội lực vừa hội nhập quốc tế”. Vì thế triết lý giáo dục mà chúng ta hướng tới thiết nghĩ cần phải giải quyết những vấn đề sau đây:

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thế kỷ 21, ngành giáo dục - đào tạo có nhiệm vụ đáp ứng nguồn lực con người. Để làm tốt nhiệm vụ trọng đại đó, chúng ta phải xác định được “chuẩn con người VN thế kỷ 21” với những định hướng giá trị phù hợp. Đấy là con người vừa truyền thống vừa hiện đại; vừa có những phẩm chất đặc trưng của con người VN như yêu nước, cần cù, nhân ái... vừa có những phẩm chất của “công dân quốc tế” - con người hiện đại như trình độ văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp cao, có lối sống, tác phong công nghiệp, có khả năng hội nhập quốc tế...

Từ chuẩn mực đó, chúng ta xây dựng hệ thống quan điểm, định hướng cho việc tổ chức một nền giáo dục “mở”: đa dạng hóa loại hình trường, lớp đảm bảo cho mọi công dân đều được học suốt đời. Bên cạnh nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, chú trọng đặc biệt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển vì đây là lực lượng chủ chốt xây dựng đất nước. Giao quyền chủ động cho các trường trong nhiệm vụ đào tạo, chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giáo dục trên cơ sở những định hướng chung của Nhà nước.

Từ cơ sở “chuẩn con người VN thế kỷ 21” và hệ thống quan điểm, định hướng của nền giáo dục, chúng ta mới lựa chọn những nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp, trong đó xây dựng được một chương trình đào tạo tốt với những nhóm kiến thức, kỹ năng theo chuẩn đầu ra đã được phác thảo. Bên cạnh giáo dục cho người học những phẩm chất cần có theo truyền thống dân tộc, các nhóm nội dung kiến thức cần phải trang bị là: nhóm kiến thức nền tảng; nhóm kiến thức nghề nghiệp chuyên môn; nhóm kiến thức công cụ và phương pháp để hợp tác, hội nhập và học tập suốt đời; nhóm kỹ năng sống...

TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến (nguyên trợ lý bộ trưởng Bộ GD-ĐT): Giáo dục phổ thông phải đi tiên phong trong giáo dục nhân cách

Trước hết, trong sứ mệnh chung của giáo dục nước ta là “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người VN” thì giáo dục phổ thông phải tập trung vào xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người VN đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN. Ở đây nhân cách được hiểu là phẩm chất và năng lực cá nhân được hình thành từ sự kết hợp giữa các yếu tố giá trị, kiến thức và kỹ năng mà giáo dục phổ thông đem lại. Trong cấu trúc nhân cách trên, yếu tố giá trị đóng vai trò cốt lõi và giáo dục phổ thông có trọng trách phát huy các mặt mạnh, khắc phục các yếu kém trong nhân cách thế hệ trẻ ngày nay.

Điều đáng quan tâm hiện nay là đang có sự chuyển dịch đáng lo ngại trong thang giá trị và định hướng của thanh thiếu niên. Tính lương thiện, trung thực, ngay thẳng, niềm tin, lòng bao dung, sự liêm chính đang là những giá trị bị xuống hạng trong nhân cách của một bộ phận đáng kể trong giới trẻ. Nếu không kịp thời nhận dạng và khắc phục thì mục tiêu về xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, những định hướng to tát về nhân cách như lý tưởng, hoài bão, bản lĩnh, lòng tự tôn dân tộc sẽ chỉ mãi dừng ở những lời nói suông. Việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người VN là nhiệm vụ của cả xã hội, nhưng giáo dục phổ thông phải đóng vai trò tiên phong và nền tảng.

HÀ BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Nếu vẫn coi đại học là nơi "đào tạo nguồn nhân lực" đơn thuần thì dù tổ chức theo mô hình nào cũng không tạo ra chuyển biến đáng kể.

Giáo dục đại học và sứ mệnh kiến tạo đổi mới quốc gia

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar