13/05/2025 08:22 GMT+7

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ - Ảnh 1.

Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online bày tỏ tiếc thương PGS Bùi Hiền - Ảnh: CHINH PHƯƠNG

Dưới bản tin PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời, nhiều bạn đọc tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền cũng như ghi nhận những đóng góp của ông.

Điều này khiến nhiều người cảm động về lối ứng xử truyền thống tốt đẹp của người Việt "nghĩa tử là nghĩa tận" còn được nhiều người giữ gìn.

Gần chục năm trước, đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ khiến PGS Bùi Hiền vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội, rất hiếm hoi tiếng nói ủng hộ tinh thần dấn thân vì khoa học của ông, thì nay khi hay tin ông qua đời, nhiều người bày tỏ tiếc thương và ủng hộ ông.

Dấu ấn không thể phai mờ 

Bạn đọc Bigs viết: "Ông là một phó giáo sư, tiến sĩ, cần được tôn trọng vì học hàm, học vị và tâm huyết của ông. Cầu nguyện cho ông yên nghỉ".

Độc giả Vy Duc cùng nhiều độc giả khác gửi lời "thành thật chia buồn cùng gia đình".

Bên cạnh đó không ít ý kiến bày tỏ sự thấu hiểu cho nghiên cứu chưa thành công trong thực tiễn của PGS Bùi Hiền.

Độc giả Lê Công Long viết: "Khoa học là vậy, có khi trăm năm sau mới được công nhận. Vĩnh biệt ông".

Độc giả Cao Huy Toàn "an ủi": "Trong quá trình phát triển, có những phát minh hoặc đề xuất là đúng hoặc sai, đó mới là sự vận động phát triển của xã hội".

Một số bạn đọc ghi nhận mặt tích cực trong đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền trước đây.

Đó là nỗ lực đóng góp và tấm lòng trong sáng trong nghiên cứu khoa học của PGS Bùi Hiền.

Độc giả Thuận chia sẻ tuy đề án cải cách chữ quốc ngữ của PGS Bùi Hiền có một số điều bất cập nhưng vẫn "khâm phục tinh thần tự do học thuật, nghiên cứu khoa học không mệt mỏi, dám nghĩ dám làm ở tuổi ông lúc đó. Tuy không thành công nhưng cũng thành nhân. Một người có chí lớn".

Tài khoản Ledu "trân trọng những đóng góp của ông cho học thuật nước nhà".

Độc giả Hung gửi lời chào vĩnh biệt ông và khẳng định dù công trình của ông chưa thành công nhưng "dấu ấn của ông không dễ phai mờ".

Bạn đọc Nguyễn Thế Anh ghi nhận PGS Bùi Hiền là "một nhà khoa học chân chính, không ngại thay đổi, không ngại ý kiến ngược với số đông".

Cải tiến chữ Quốc ngữ "tuy tranh cãi nhưng có lý"

Nhiều độc giả còn ghi nhận tính đúng đắn, có cơ sở trong nghiên cứu cải tiến chữ Quốc ngữ của ông Bùi Hiền.

Bạn đọc Hoàng Linh viết: "Nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy cải tiến của ông rất có ích, chỉ là dư luận hiểu nhầm cách vận dụng công trình này".

Độc giả khác ghi nhận nghiên cứu của ông Bùi Hiền "tuy tranh cãi, nhưng có lý". Chữ Quốc ngữ sẽ tiếp tục phát triển chứ không phải là hoàn hảo rồi không cần phải cải tiến gì như một số ý kiến nêu để phản đối PGS Bùi Hiền.

Tài khoản NVHA chỉ ra những điểm còn "khó hiểu" của tiếng Việt, để khẳng định "PGS Bùi Hiền cũng có lý khi muốn cải tiến chữ viết tiếng Việt".

Độc giả Khánh Hà Nguyễn ghi nhận ông "đã cống hiến rất nhiều cho giáo dục Việt Nam".

Bạn đọc Do Van Diep và nhiều bạn đọc khẳng định rằng nghiên cứu của ông Bùi Hiền thú vị.

Cụ thể, độc giả Huỳnh Thanh Duy cho biết khi  nhắn tin trên mạng xã hội vẫn áp dụng vài từ theo đề xuất cải cách chữ viết tiếng Việt của PGS Bùi Hiền để viết cho nhanh mà người đọc vẫn hiểu.

Bạn đọc Tdh bày tỏ: "Trân trọng ý tưởng cải cách chữ Quốc ngữ của ông Bùi Hiền. Những đóng góp của ông cho văn hóa, giáo dục nước nhà vô cùng quý giá".

Độ lùi thời gian đủ để nhìn lại nhiệt huyết làm khoa học của ông Bùi Hiền

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chia sẻ ông không ngạc nhiên trước những bình luận của bạn đọc Tuổi Trẻ Online về PGS Bùi Hiền, bởi truyền thống "nghĩa tử là nghĩa tận" tốt đẹp của người Việt.

Thêm nữa, với độ lùi thời gian, nhiều người có dịp nhìn lại nhiệt huyết làm khoa học của ông Bùi Hiền để ghi nhận, cũng như nhìn lại phản ứng quá đà của đám đông dành cho ông trước đây.

Từ đó có đánh giá khách quan, công bằng hơn với công trình nghiên cứu của PGS Bùi Hiền, cũng như những đóng góp khác của ông.

Qua đó nhìn thấy sự nghiêm túc, khoa học và trong sáng của ông chứ không phải "bày trò" để phải chịu chửi bới như đã từng.

Viết lại lịch sử chữ quốc ngữ: Đọc bằng tiếng mẹ đẻ luôn khiến tôi cảm động

TTCT - TS Phạm Thị Kiều Ly, tác giả công trình Lịch sử chữ quốc ngữ (1615-1919) bản tiếng Việt trò chuyện cùng Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Nhiều bạn đọc báo Tuổi Trẻ Online phản ánh gần đây phố đi bộ Hội An lộn xộn vì xuất hiện nhiều người ăn xin. Chủ tịch TP Hội An giải thích ra sao?

Người ăn xin xuất hiện nhiều ở Hội An, chủ tịch thành phố di sản nói gì?

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Đất trồng lúa bị nhiễm mặn gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được rửa mặn bằng nước mưa, trước khi xuống giống vụ lúa mới.

Vụ lúa chết gần cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Rửa mặn bằng nước mưa trước khi xuống giống vụ mới

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự đã có quyết định chấp nhận một phần khiếu nại của bà Hà, trong vụ án tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ tại Phú Yên.

Vụ tranh chấp tài sản ly hôn kỳ lạ: Tổng cục Thi hành án dân sự vào cuộc

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi đề xuất làm việc từ xa, làm việc trực tuyến là phương thức làm việc hợp pháp trong khu vực công, phù hợp vị trí việc làm.

Đại biểu Quốc hội đề xuất hợp pháp hóa làm việc từ xa trong khu vực công
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar