06/03/2020 14:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Trump và WHO, ai nói chính xác hơn về tỉ lệ tử vong do corona?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Tổng thống Donald Trump nổi tiếng là người phát ngôn thoải mái, lần này ông cho rằng tỉ lệ tử vong do virus corona chủng mới chưa tới 1%, thấp hơn 3,4% của WHO. Khoa học ủng hộ bên nào?

Ông Trump và WHO, ai nói chính xác hơn về tỉ lệ tử vong do corona? - Ảnh 1.

Tổng thống Trump nghe ông Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ, giải thích về virus corona - Ảnh: AFP

Trong cuộc phỏng vấn tối thứ tư (4-3) trên kênh Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phản bác Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về tỉ lệ tử vong của COVID-19 khoảng 3,4% (cứ 1.000 người thì có 34 người chết).

"Tôi cho con số 3,4% là không chính xác. Thú thật, đây chỉ là trực giác của tôi, và dựa trên những trao đổi với nhiều người về chủ đề này. Thực tế là nhiều người nhiễm bệnh nhưng rất nhẹ, họ phục hồi nhanh và thậm chí không cần đi bác sĩ", ông Trump giải thích.

"Cá nhân tôi cho là con số phải dưới 1%", ông chốt lại.

Ông Trump là một chính trị gia bản năng, thích nhìn vào khía cạnh tích cực trong mọi vấn đề. Nhưng tình cờ là lần này các ý kiến khoa học lại ủng hộ "trực giác" của ông. 

Theo Đài NPR, các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ nhận định còn rất nhiều điều không chắc chắn về tỉ lệ tử vong 3,4% do WHO công bố, đơn giản vì virus SARS-CoV-2 quá mới mẻ với khoa học, năng lực xét nghiệm của con người còn giới hạn, và đặc biệt là mức độ trầm trọng của bệnh khác nhau rất xa, có người thậm chí không biểu hiện gì.

Ông Trump và WHO, ai nói chính xác hơn về tỉ lệ tử vong do corona? - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

"Hiện tại chúng ta hiểu rất ít về con virus này, các dữ liệu còn chưa đầy đủ", đô đốc Brett Giroir, trợ lý bộ trưởng y tế Mỹ phụ trách sức khỏe cộng đồng, giải thích trước các phóng viên trên Đồi Capitol mới đây. 

Bác sĩ Giroir cho biết dựa trên mô hình tính toán, tỉ lệ tử vong của COVID-19 nhiều khả năng dưới 1%, tuy vẫn cao hơn cúm mùa (0,1-0,15%) nhưng thấp hơn so với công bố của WHO (3,4%).

Tính toán của WHO chủ yếu đựa trên số liệu chính thức do Trung Quốc công bố, vốn chiếm hơn 90% ca nhiễm COVID-19 toàn cầu. Nhưng cũng chính vì điều này mà nó bộc lộ những khiếm khuyết lớn.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm Mỹ, chỉ ra rằng WHO rút ra con số 3,4% sau khi so sánh số người chết và số người xét nghiệm dương tính với corona, nhưng thực tế có nhiều người nhiễm virus không xuất hiện triệu chứng và không được xét nghiệm.

Trong báo cáo công bố ngày 28-2, nhóm chuyên gia quốc tế do WHO mời đến Trung Quốc cũng nhìn nhận điều đó, tức không thể thống kê hết có bao nhiêu người nhiễm COVID-19 không triệu chứng trong cộng đồng.

Tiếp theo, vấn đề nằm trong cách thống kê của Trung Quốc. Trong vài ngày của tháng 2, thế giới đã "chóng mặt" khi số liệu dịch bệnh của Trung Quốc nhảy múa liên tục do thay đổi cách tính. Chẳng hạn tờ báo Caixin đưa tin tỉnh Hắc Long Giang đã loại hết những ca nhiễm COVID-19 không triệu chứng ra khỏi thống kê chính thức (!).

Đó là chuyện quản lý của Trung Quốc, nhưng ở khía cạnh khoa học, thống kê như vậy không giúp ích gì cho sứ mệnh tìm hiểu một loại virus mới xuất hiện.

Ông Adam Kucharski, nhà toán học của Trường London School of Hygiene & Tropical Medicine, đã dùng các mô hình toán để nghiên cứu các dịch bệnh Ebola, SARS và bây giờ là COVID-19.

Ông chia sẻ với báo New York Times như sau: "Cần có thêm giời gian để có được bức tranh toàn cảnh. Giả sử tuần này có 100 bệnh nhân, và 1 trong số họ qua đời, nó không có nghĩa tỉ lệ tử vong là 1%, vì chúng ta chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra với 99 người còn lại.

Tỉ lệ tử vong 2% ban đầu ở Trung Quốc được tính toán sai cách vì nó dựa trên dữ liệu không đầy đủ, và chưa tính đến yếu tố thời gian chờ đó. Nhưng điều thú vị là nhiều lỗi sai tự bù trừ cho nhau và dẫn đến một ước lượng tương đối đúng.

Dựa trên dữ liệu tốt nhất hiện có, nếu chúng ta điều chỉnh số ca nhiễm không được thống kê, thì tỉ lệ tử vong có lẽ dao động trong khoảng 0,5-2% đối với những bệnh nhân có triệu chứng...".

Dịch COVID-19: nhiều điều khó hiểu về nguy cơ tử vong ở người bệnh

TTO - Một phát hiện đáng chú ý từ nghiên cứu ở Trung Quốc là rất ít trường hợp trẻ em dưới 10 tuổi nhiễm COVID-19 (chưa tới 1%) và số ca tử vong bằng 0. Trong khi người trên 70 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất, và nam cao hơn nữ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar