03/05/2024 13:43 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông Trần Thanh Mẫn nói về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa

Ông Trần Thanh Mẫn nêu cần làm rõ mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, thời gian, cơ chế... thực hiện chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: PHẠM THẮNG

Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Ảnh: PHẠM THẮNG

Sáng 3-5, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục thẩm tra về dự Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực

Về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, ông Mẫn nhấn mạnh đây là nội dung quan trọng, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Theo ông Mẫn, từ năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành kết luận yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có nghị quyết về vấn đề này.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có ý kiến, đây là chương trình có dự kiến tổng mức đầu tư lớn, diễn ra trong thời gian dài, có phạm vi tác động lớn, nhận được sự quan tâm lớn của cử tri, nhân dân cả nước.

Để chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, chu đáo nhất, theo ông Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại hai kỳ họp Quốc hội.

Từ đó, ông đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành hữu quan thực hiện nhiệm vụ thẩm tra theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm kỹ lưỡng, chặt chẽ.

Việc này thực hiện theo nguyên tắc chương trình khi được thông qua phải bảo đảm dễ thực hiện, dễ quản lý, đạt hiệu quả cao.

Cùng với đó, bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là phát biểu chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.

Đồng thời, tập trung làm rõ mục tiêu, quy mô, tổng vốn đầu tư, địa điểm, thời gian, tiến độ, cơ chế và giải pháp, chính sách thực hiện bảo đảm tính hiệu quả, khả thi.

Việc huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực phải có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm, xác định đúng và trúng đối tượng cần đầu tư, tránh dàn trải, lãng phí nguồn lực gắn với trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, người đứng đầu, cấp ủy, chính quyền các cấp.

Ông đề nghị thường trực ủy ban tiếp thu đầy đủ, kỹ lưỡng các ý kiến phát biểu của các đại biểu, tiếp tục hoàn thiện dự thảo báo cáo thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33 (tháng 5-2024).

Tháo gỡ các khó khăn trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Liên quan đến dự Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ông Mẫn cho hay tại phiên họp thứ 32 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về nội dung này.

Ông nói đây là dự án luật quan trọng, liên quan tới nhiều lĩnh vực và nhiều luật khác, do đó ông đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, nghiên cứu thấu đáo và đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Trong đó, dự luật phải bảo đảm các yêu cầu khắc phục được những bất cập, hạn chế, tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa thành các chính sách, quy định cụ thể, có tính khả thi cao; nhất là các chính sách về phát triển công nghiệp văn hóa, thị trường văn hóa; chuyển đổi số trong văn hóa, số hóa di sản văn hóa.

Cùng với đó là hợp tác công tư về phát triển văn hóa; đẩy mạnh xã hội hóa cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa...

Bên cạnh đó, tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi để tăng cường đầu tư, huy động nguồn lực xã hội, phân cấp phân quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số...

Cùng với các ý kiến, trên cơ sở thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 32, ông Mẫn đề nghị ủy ban chủ trì, phối hợp với các cơ quan hoàn thiện công tác thẩm tra, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2024) theo đúng quy định.

Đại biểu Quốc hội: Quỹ ngoài ngân sách nhưng lại đưa hàng trăm tỉ đồng từ ngân sách vào có đúng?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) nêu băn khoăn về đề xuất lập quỹ bảo tồn di sản văn hóa và cho rằng cần tính đến có huy động được nguồn lực hay không.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar