18/09/2023 09:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ông kỹ sư xin xác nhận là 'nông dân'!

Yêu cầu xác nhận 'nông dân' để được nhận chuyển nhượng, tặng cho đất nông nghiệp (Tuổi Trẻ ngày 16-9) dù đã diễn ra nhiều năm, nay khi được đề cập lại vẫn gây bức xúc. Điều này cho thấy có độ vênh giữa pháp luật về đất đai và thực tiễn áp dụng.

Yêu cầu xác nhận là nông dân dù triển khai không thống nhất, chưa hợp lý nhưng vẫn tồn tại hàng chục năm qua - Ảnh: MINH ANH

Yêu cầu xác nhận là nông dân dù triển khai không thống nhất, chưa hợp lý nhưng vẫn tồn tại hàng chục năm qua - Ảnh: MINH ANH

Tức là luật không yêu cầu ai nhận đất nông nghiệp cũng phải xác nhận "nông dân" nhưng thực tế thì "tất cả" nên mới có chuyện ông kỹ sư xin xác nhận là... nông dân!

Theo các chuyên gia, Luật Đất đai 2013 chỉ yêu cầu hộ gia đình, cá nhân phải trực tiếp sản xuất nông nghiệp (nông dân) mới được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. 

Tuy nhiên, như thực tiễn Tuổi Trẻ đã phản ánh, nhiều địa phương lại yêu cầu phải xác nhận "nông dân" khi chuyển nhượng, tặng cho đối với đất nông nghiệp nói chung, gồm đất trồng lúa và các loại đất khác.

Việc yêu cầu chứng minh là "nông dân" nghe có vẻ hợp lý theo chính sách bảo vệ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực. Hơn nữa, chính sách này cũng có nguồn gốc rằng trước đây Nhà nước đã giao quyền sử dụng đất cho hợp tác xã, hộ gia đình canh tác, do vậy khi hộ gia đình, cá nhân muốn tặng cho, chuyển nhượng đất trồng lúa phải giao lại cho đúng người có nhu cầu.

Nhưng trong Luật Đất đai 2013, chính sách bảo vệ đất trồng lúa đã được quy định cụ thể. Và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng quy định chi tiết trình tự, thủ tục để chứng minh "nông dân". 

Như vậy, yêu cầu phải xác nhận "nông dân" với mọi trường hợp là không đúng, tạo ra thủ tục bất hợp lý, gây khó cho người dân, không sát với thực tế.

Thực tế xã hội đang thay đổi chóng mặt, quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ nông nghiệp sang các ngành khác đang được khuyến khích và diễn ra ở khắp mọi nơi, trong từng gia đình. 

Câu chuyện cha mẹ làm nông, con làm bác sĩ, kỹ sư, công nhân là rất phổ biến. Vì vậy, đúng là thực tế những người này không thể quay lại làm nông nhưng dù sao đất của cha ông để lại họ vẫn có quyền thừa kế, được sang tên đổi chủ. Nhưng để được nhận từ cha ông, họ phải vất vả chứng minh mình là "nông dân". 

Đã ở thành thị sao có thể còn là nông dân? Và thông thường họ sẽ tìm ra cách đối phó, thậm chí là gian dối, để có giấy xác nhận "nông dân" từ cơ quan chức năng. Còn về phía cơ quan chức năng xác nhận "nông dân" cũng gặp khó khi xác nhận. Và từ đây, khó tránh khỏi tình trạng tiêu cực để có được giấy chứng minh là "nông dân".

May thay, Luật Đất đai đang được sửa đổi, khi đó thủ tục xác nhận "nông dân" không còn cần thiết nữa.

Nhưng điều đáng nói là yêu cầu xác nhận là nông dân dù triển khai không thống nhất, chưa hợp lý nhưng vẫn tồn tại hàng chục năm qua mà chẳng thấy ai thổi còi hay kiến nghị chỉnh sửa.

Những bất hợp lý đang diễn ra sẽ được điều chỉnh khi Luật Đất đai được sửa đổi. Nhưng với luật mới, không loại trừ phát sinh những tình huống tréo ngoe mới rất cần phải được hướng dẫn, chỉnh sửa cho phù hợp, thay vì kéo dài nhiều năm như vụ "xác nhận là nông dân". 

Bởi bất kỳ luật nào cũng đều tạo môi trường cho phát triển, thông thoáng và bảo vệ quyền lợi cho người dân. Đừng để tái diễn ông bác sĩ, kỹ sư đi chứng minh "tôi là nông dân".

Phải có xác nhận 'nông dân' mới được thừa kế đất nông nghiệp?

Nhiều người nhận thừa kế, tặng cho hoặc sang nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đang gặp rắc rối khi được yêu cầu phải có xác nhận là nông dân trực tiếp sản xuất mới được nhận đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân

Thời khắc lịch sử

Từ ngày 1-7-2025, nước ta chính thức chuyển sang một giai đoạn phát triển mới khi cả nước còn 34 tỉnh, thành.

Thời khắc lịch sử

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Tôi đã gắn với nghề "cầm vô lăng" suốt nhiều năm qua từ lái xe taxi, xe công nghệ... rồi đến xe buýt.

Lan tỏa giao thông công cộng văn minh

Cây gia đình và bông lúa

Chiếc xe của nhà tôi vừa đủ chỗ cho tám người trong gia đình: cha mẹ tôi, tôi và con trai, vợ chồng em trai cùng hai đứa con nhỏ.

Cây gia đình và bông lúa

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, trong đó bỏ hình phạt tử hình ở 8/18 tội danh là bước tiến, thể hiện tính nhân văn.

Cần tiếp tục nghiên cứu giảm án tử hình

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh

Có thể nói cuộc tấn công của Israel và Mỹ vào Iran đã không đạt được các mục tiêu đề ra, nếu không muốn nói là thất bại.

Xung đột Israel - Iran: Hòa bình mong manh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar