17/09/2023 10:35 GMT+7

Nhận đất hương hỏa cũng khổ sở với xác nhận 'nông dân'

Rất nhiều người đã khổ sở khi phải thực hiện thủ tục xác nhận 'nông dân' để được nhận phần đất hương hỏa (là đất nông nghiệp hoặc đất lúa), là nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

Nếu không có xác nhận "nông dân" thì nhiều người dân đang bị hạn chế nhận chuyển nhượng, tặng cho không chỉ đối với đất trồng lúa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nếu không có xác nhận "nông dân" thì nhiều người dân đang bị hạn chế nhận chuyển nhượng, tặng cho không chỉ đối với đất trồng lúa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sau khi Tuổi Trẻ Online phản ánh thực trạng vướng mắc khi các tỉnh thành áp dụng chưa thống nhất về việc thừa kế, tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, rất nhiều trường hợp cũng phản ảnh gặp khổ sở với xác nhận 'nông dân', ngay cả khi muốn đứng tên thừa kế đất hương hỏa. Nhất là với phần lớn người dân ở các thành phố.

"Ly hương" và "ly nông" sao được xác nhận?

Những người đã có hộ khẩu - thường trú ở các thành thị có lẽ ít ai lại không xuất thân từ các vùng nông thôn. Những người "ly hương" và "ly nông" vẫn còn cha mẹ, vẫn gắn với đất đai hương hỏa, nơi chôn nhau cắt rốn.

Vì vậy mà ông N.V.H. (52 tuổi, thường trú quận 10, TP.HCM) đã gặp không ít rắc rối với xác nhận 'nông dân' khi được cha mẹ cho mảnh đất hương hỏa hơn 400m2 đất lúa ở quê nhà thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Nhiều năm trước, ông H. được cha mẹ chia cho phần đất trên. Tuy nhiên, UBND phường nơi ông thường trú lại không chịu xác nhận "nông dân" cho ông vì "ở quận 10 sao còn sản xuất nông nghiệp được mà còn đòi thêm có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp".

Sau nhiều lần chạy về Vĩnh Long và chạy vạy địa phương nơi thường trú thì vẫn không được xác nhận "nông dân" nên ông H. không sang tên, nhận đất cha mẹ cho được. Mãi đến gần đây, ông H. phải chuyển mục đích từ đất lúa sang đất vườn mới được sang tên.

Tương tự, chị L.M.T. (thường trú theo quê chồng ở huyện Bình Chánh, TP.HCM) cũng không thể sang tên phần đất lúa hương hỏa cha mẹ chị cho ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) do chị không được xác nhận "nông dân". Chị T. phải nhường phần đất cho người em ruột đứng tên.

Hoặc anh N.H.P. ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) được bố mẹ sang tên cho mảnh đất vườn cũng bị cơ quan chức năng từ chối vì anh không phải "nông dân".

"Mảnh ruộng, mảnh đất ở quê có thể giá trị không bao nhiêu, tôi có công việc, nhà cửa ổn định ở TP.HCM. Nhưng đất cha mẹ chia cho là đất hương hỏa, gắn bó với đời mình. Trường hợp cha mẹ chỉ còn một người thừa kế đất lúa, mà người đó là cán bộ, không còn là nông dân, đồng thời đất lúa đó không chuyển mục đích được thì làm sao sang tên cho người thừa kế…", ông H. thắc mắc.

Chỉ hạn chế chuyển nhượng, tặng cho đất lúa

Về thực trạng rắc rối với loạn xác nhận "nông dân", công chứng viên Nguyễn Huy Việt cho rằng các địa phương đang áp dụng pháp luật đất đai không đúng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người dân.

Bởi lẽ, căn cứ Luật Đất đai 2013 hiện hành (quy định tại điều 191), có 4 trường hợp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng với các điều kiện đi kèm.

Trong đó, đối với đất trồng lúa thì hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất. Còn tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, chiếu theo quy định về pháp luật công chứng và pháp luật đất đai khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân thì việc cung cấp cho tổ chức hành nghề công chứng xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp (xác nhận nông dân) là yêu cầu bắt buộc. Nếu không có văn bản xác nhận "nông dân" của cơ quan có thẩm quyền đối với hộ gia đình, cá nhân cho tổ chức công chứng thì hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ theo quy định.

"Như vậy, theo quy định pháp luật đất đai hiện hành, đối với cá nhân mà không được xác nhận là nông dân thì chỉ bị hạn chế nhận chuyển nhượng, tặng cho đối với đất trồng lúa. Việc các địa phương áp dụng xác nhận nông dân để hạn chế quyền sử dụng đất nông nghiệp nói chung của người dân là không đúng, cần khắc phục. Hơn nữa, quy định hạn chế nhận chuyển nhượng, tăng cho đối với đất lúa cũng đang được dự thảo Luật Đất đai sửa đổi bỏ đi…", ông Việt nói.

Phải có xác nhận 'nông dân' mới được thừa kế đất nông nghiệp?

Nhiều người nhận thừa kế, tặng cho hoặc sang nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đang gặp rắc rối khi được yêu cầu phải có xác nhận là nông dân trực tiếp sản xuất mới được nhận đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Từng là điểm hẹn không thể thiếu của hàng nghìn gia đình suốt nhiều thập kỷ từ 1974, triển lãm Giảng Võ không chỉ lưu giữ tuổi thơ và thanh xuân của bao thế hệ mà còn là biểu tượng sống động của một Hà Nội năng động, hội nhập.

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Ra mắt tổ hợp bất động sản cao cấp bên bờ biển Đà Nẵng

Sun Property (thành viên Sun Group) chính thức ra mắt Sun Costa Residence - “siêu phẩm” đầu tiên trong bộ sưu tập bất động sản cao cấp phiên bản giới hạn mới tại Đà Nẵng.

Ra mắt tổ hợp bất động sản cao cấp bên bờ biển Đà Nẵng

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến ngày 7-5-2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Đà Nẵng - từ đô thị du lịch đến ‘miền đất hứa’ để an cư

Du lịch là mũi nhọn nhưng định hướng mới trở thành trung tâm kinh tế - tài chính - công nghệ cao tạo động lực để Đà Nẵng thu hút dân cư, kéo theo sự phát triển phân khúc bất động sản nhà ở.

Đà Nẵng - từ đô thị du lịch đến ‘miền đất hứa’ để an cư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar